Giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2014/NĐ-CP quy định giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

khu vực biển
Ảnh minh họa. (Nguồn: Huy Hùng/TTXVN)

Theo quy định mới, ranh giới, diện tích khu vực biển được xác định đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở dự án đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoặc quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển.

Khu vực biển được xác định bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc có tọa độ cụ thể và được thể hiện trên nền hải đồ với tỷ lệ thích hợp do Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản.

Nghị định nêu rõ, việc giao khu vực biển phải bảo đảm sự quản lý tổng hợp, thống nhất, liên ngành, liên vùng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ môi trường biển; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững; đồng thời, phải bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp trong khu vực biển được giao; đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; bảo đảm phù hợp với quy luật tự nhiên và chức năng sử dụng của khu vực biển.

Nghị định cũng quy định, một khu vực biển chỉ được giao cho một tổ chức, cá nhân.

Thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đơn đề nghị giao khu vực biển, dự án đầu tư hoặc phương án khai thác, sử dụng tài nguyên biển, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển, thời hạn được phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoặc quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn giao khu vực biển tối đa không quá 30 năm, có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

Trường hợp thời hạn giao khu vực biển quy định nêu trên đã hết, tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển vẫn có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng tài nguyên biển, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện và việc sử dụng khu vực biển đã giao vẫn bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển thì quyết định giao khu vực biển được xem xét cấp mới theo quy định của Nghị định này.

Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải nộp tiền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật. Số tiền này được xác định căn cứ vào diện tích khu vực biển được phép sử dụng, thời hạn sử dụng khu vực biển, loại tài nguyên biển được phép khai thác, sử dụng.

Nghị định cũng quy định cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng khu vực biển gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; thực hiện khai thác, sử dụng tài nguyên biển khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền giao khu vực biển; sử dụng khu vực biển không đúng mục đích; lấn, chiếm biển; hủy hoại môi trường biển; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một số hành vi khác cũng bị cấm gồm cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển; hoạt động giao thông biển, khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên biển đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện trong khu vực biển được giao và các hoạt động hợp pháp khác trên biển theo quy định; cung cấp trái pháp luật thông tin về khu vực biển; cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sử dụng khu vực biển; các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/7/2014./.

TTXVN/Vietnam+, 23/05/2014
Đăng ngày 24/05/2014
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 07:16 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 07:16 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 07:16 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 07:16 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 07:16 04/12/2024
Some text some message..