Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc

Gần đây, cá diếc được một số địa phương trong đó có tỉnh Phú Yên quan tâm phát triển nuôi, tuy nhiên cá diếc dễ nhiễm ký trùng gây thiệt hại lớn.

cá diếc
Cá diếc nuôi dễ nhiễm ký trùng gây thiệt hại lớn

Cá diếc có thịt thơm ngon, bổ dưỡng, với hàm lượng protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, nhiều khoáng chất như can xi, phốt pho, sắt, hay vitamin B1... Ngoài giá trị dinh dưỡng, cá diếc từ lâu được biết đến như là một loại thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau cho con người. Nhờ những giá trị đó, cá diếc đã và đang trở thành món ăn ưa thích được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước lựa chọn.

 Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, một số địa phương trên cả nước đã và đang nuôi thương phẩm loài cá này. Mặc dù chưa phải là đối tượng được nuôi rộng rãi nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy cá diếc thường nhiễm ký sinh trùng, bao gồm cả ký sinh trùng có thể gây bệnh cho con người. Để nghề nuôi cá diếc tiếp tục phát triển bền vững, trở thành đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu thực phẩm chất lượng - an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu về ký sinh trùng là điều hết sức cần thiết.

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thành phần và mức độ nhiễm giáp xác, sán dây và giun tròn ở cá diếc làm cơ sở cho việc nghiên cứu phòng - trị bệnh do các nhóm ký sinh trùng này gây ra.


Địa điểm thu mẫu cá: Đầm Bàu Súng (huyện Tuy An), Sông Kỳ Lộ (đoạn qua Chí Thạnh - Tuy An) và ao nuôi cá nước ngọt (xã Hòa Xuân Đông - huyện Đông Hòa), tỉnh Phú Yên

Kết quả cá diếc ở Phú Yên bị nhiễm hai loài giáp xác (Lernacea cyprinaceaCorallana grandiventra), một loài sán dây (Bothriocephalus sp.) và hai loài giun tròn (Anisakis sp. và Cucullanus cyprini). Nhìn chung, tỷ lệ cảm nhiễm của các loài này trên cá không cao, dao động từ 2,0% (Bothriocephalus sp.) đến 7,5% (L. cyprinacea).

Cường độ cảm nhiễm trung bình dao động từ 1,4 trùng/cá (L. cyprinacea) đến 9,0 trùng/cá (Bothriocephalus sp.). Loài C. grandiventra có tỷ lệ cảm nhiễm 7,0% và cường độ cảm nhiễm trung bình 1,6 trùng/cá. Cả hai loài giun tròn đều có tỷ lệ cảm nhiễm 4,0% và cường độ cảm nhiễm trung bình 2,9 trùng/cá.


Cá diếc thu trong mùa mưa (Tháng 9 - 12) ở Phú Yên bị nhiễm 4 loài ký sinh trùng, bao gồm L. cyprinacea, C. grandiventra, Anisakis sp. và C. cyprini; Tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 7,4, 11,1, 3,7 và 3,7%; cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 1,0, 1,7, 2,0 và 2,0 trùng/cá. Các mẫu thu trong mùa khô (Tháng 1 - 8) nhiễm 5 loài ký sinh trùng gồm L. cyprinacea, C. grandiventra, Bothrio cephalus sp., Anisakis sp. và C. cyprini; tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 7,5, 6,3, 2,0, 4,0 và 4,4%; cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 1,5, 1,6, 9,0, 3,0 và 3,0 trùng/cá.

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác nhau về thành phần loài ký sinh trùng trên cá diếc thu từ các địa phương. Cá thu ở Đầm Bàu Súng nhiễm ba loài ký sinh trùng là L. cyprinacea, Anisakis sp. và C. cyprini; với tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 1,6, 3,1 và 3,1%;cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 3,0, 5,5 và 5,5 trùng/ cá.

Cá thu ở Sông Kỳ Lộ nhiễm cả năm loài ký sinh trùng là L. cyprinacea, C. grandiventra, Bothriocephalus sp., Anisakis sp. và C. cyprini; tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 7,3, 25,5, 1,8, 10,9 và 10,9%; cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 2,0, 1,6, 30,0, 2,0 và 2,0 trùng/cá. 

Cá thu ở ao cá nước ngọt - Hòa Xuân Đông nhiễm hai loài ký sinh trùng là L. cyprinaceaBothriocephalus sp.; tỷ lệ cảm nhiễm tương ứng là 12,2 và 3,7%; cường độ cảm nhiễm trung bình tương ứng là 1,2 và 2,0 trùng/cá.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy Lernacea cyprinacea được bắt gặp ở cả hai mùa mưa và khô, ở cả ba loại thủy vực nghiên cứu (bao gồm cả trong ao nuôi), chứng tỏ rằng đây là loài ký sinh trùng khá phổ biến trên cá diếc, và có phân bố rộng ở Phú Yên. Tỷ lệ cảm nhiễm loài ký sinh trùng này cao hơn so với các loài ký sinh trùng khác; điều đó chứng tỏ nguy cơ cá bị bệnh do loài ký sinh trùng này cũng khá cao, đòi hỏi người nuôi cá phải chú ý phòng bệnh triệt để.   

Trong nghiên cứu này chỉ bắt gặp C. grandiventra ký sinh trên thân cá diếc thu từ Sông Kỳ Lộ với tỷ lệ cảm nhiễm 25,5% và cường độ cảm nhiễm trung bình 1,6 trùng/cá. Cá có thể bị nhiễm cả trong mùa mưa và mùa khô, xuất hiện nhiều vết thương, viêm tấy trên cơ thể. So với các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm loài ký sinh trùng này trên cá diếc tại Phú Yên thấp hơn; tuy nhiên, vì sự nguy hiểm loài ký sinh trùng này đối với cá, người nuôi cá diếc cũng cần phải quan tâm.

Kết quả từ nghiên cứu góp phần thông tin cơ sở để có các biện pháp cải tạo ao nuôi, chăm sóc cá, và cá giống không nhiễm giun và ký sinh trùng để loại bỏ nhóm ký sinh này khỏi cá nuôi.

Theo Võ Thế Dũng , Võ Thị Dung , Nguyễn Nhất Duy

Đăng ngày 14/08/2020
Như Huỳnh tổng hợp
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:12 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:12 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:12 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:12 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:12 29/03/2024