Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm Phú Yên

Phú Yên là tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển nuôi tôm hùm lồng. Hiện nay, tỉnh Phú Yên là địa phương nuôi tôm hùm lồng nhiều nhất nước với số lượng hơn 32.000 lồng, đạt sản lượng 650 tấn. Tuy nhiên, thời gian qua, số lượng lồng nuôi tăng nhanh nhưng sản lượng lại sụt giảm. Vùng nuôi liên tục bị dịch bệnh, đầu ra phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch khiến nghề nuôi tôm hùm nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm Phú Yên
Nuôi tôm hùm Phú Yên

Nghề nuôi tôm hùm còn gặp nhiều khó khăn

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm hùm tại Phú Yên đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận từ nghề nuôi tôm hùm đem lại cao nên người dân đầu tư thêm lồng bè nuôi, thả nuôi với mật độ cao, lượng thức ăn tươi sống dư thừa thải ra môi trường cũng đồng thời tăng cao dẫn đến vùng nuôi bị quá tải, môi trường vùng nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng trầm trọng. Theo thống kê, giữa năm 2017, tôm hùm tại vịnh Xuân Đài, phía bắc tỉnh Phú Yên bị chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường nuôi, tổng số lồng nuôi bị thiệt hại lên gần 16.000 lồng, gần 2,3 triệu con tôm chết.

Không chỉ Phú Yên mà các địa phương khác thuộc vùng Nam Trung bộ cũng gặp nhiều khó khăn chung bắt nguồn từ mật độ nuôi quá dày do buông lỏng quản lý, con giống lệ thuộc tự nhiên hoặc nhập khẩu nước ngoài, thức ăn là thức ăn tươi được cho ăn trực tiếp.

Sang năm 2018, tỉnh Phú Yên nuôi khoảng 27.000 lồng, bè tôm hùm. Tình trạng người dân tự phát nuôi tôm hùm còn xảy ra phổ biến. Các địa phương cũng chưa thực hiện quy hoạch chi tiết các vùng nuôi; chưa có cơ sở để tiến hành giao, cho thuê mặt nước biển nuôi trồng thủy sản gắn với việc quản lý chặt chẽ mật độ lồng, bè và môi trường vùng nuôi. Ngoài ra, các địa phương cũng chưa quản lý được con giống, kể cả con giống nhập khẩu, luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Giải pháp khắc phục

Để khắc phục những khó khăn còn tồn tại đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã đề nghị sớm có quy hoạch chi tiết vùng nuôi, tiến tới giao mặt nước cho người dân. Hiện nay, Quy hoạch tổng thể cho tất cả các vùng nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh đã được UBND tỉnh hoàn tất và đang được tiến hành từng bước, quy hoạch chi tiết từng vùng nuôi, phân định vùng nuôi, phân định từng vụ nuôi, tiến tới định vị cho từng diện tích mặt nước dành cho các hộ nuôi, tạo điều kiện cho người dân ổn định sản xuất tốt hơn.

Cùng với đó, về lâu dài, tỉnh Phú Yên cũng như các địa phương có nghề nuôi tôm hùm cần nghiên cứu thêm giải pháp nuôi tôm ngoài biển. Đồng thời, cũng cần tính đến thị trường tiêu thụ theo hướng liên kết theo chuỗi để nâng cao giá trị của tôm; Thành lập các Hợp tác xã, tổ chức liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp theo chuỗi.

Bên cạnh những giải pháp vĩ mô từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng, đã có một số người dân tự tìm tòi và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm nhằm tăng tỷ lệ sống, giảm dịch bệnh cho vùng nuôi, tăng năng suất.

Qua quá trình nuôi tôm hùm, người nuôi tôm đã rút ra một số kinh nghiệm như: Nên chọn vị trí vùng nuôi ở đầm, vịnh, vũng có độ sâu từ 6m trở lên, tránh xa các nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp, y tế….; Nên chọn mua con giống ngay tại địa phương để đỡ tốn chi phí vận chuyển, tôm không bị sốc và thích nghi với điều kiện môi trường; Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị đúng liều, đúng phương pháp theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; Tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng tổng hợp trộn vào thức ăn khi thời tiết chuyển mùa hoặc nắng nóng kéo dài hoặc mưa kéo dài để tăng sức đề kháng cho tôm; Thường xuyên vệ sinh lồng bè nuôi, theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường để dịch chuyển, điều chỉnh độ sâu lồng cho phù hợp, giảm bớt sự tác động của sự biến đổi thời tiết; Trong quá trình nuôi phải nâng cao trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường vùng nuôi. Đó là những yếu tố góp phần nâng cao năng suất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm.

Ngoài  ra, để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nhiều mô hình nuôi tôm hùm đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện. Từ cuối năm 2017, xuất phát từ đề tài nghiên cứu và khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên đã triển khai mô hình nuôi tôm hùm kết hợp vẹm xanh, rong sụn để cải thiện môi trường vùng nuôi tôm hùm tại xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu. Tôm hùm, vẹm xanh, rong sụn được thả nuôi kết hợp, bước đầu cho thấy tôm hùm sinh trưởng phát triển tốt, môi trường nước xung quanh được cải thiện đáng kể. Ngoài đối tượng tôm hùm, các hộ dân còn có thêm thu nhập từ vẹm xanh, rong sụn.

TCTS
Đăng ngày 08/05/2018
Thu Hiền
Nông thôn

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 18:34 02/05/2024

Sò tai tượng: Kho báu nơi đại dương

Sò tai tượng được biết đến là động vật thân mềm có kích thước lớn nhất. Không chỉ có kích thước khủng, chúng còn mang lại rất nhiều giá trị về kinh tế và thẩm mỹ.

Sò tai tượng
• 18:34 02/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 18:34 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 18:34 02/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 18:34 02/05/2024