Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
Nghiên cứu chỉnh sửa gen để tăng nâng suất nuôi trồng

Nhu cầu dinh dưỡng của việc dân số toàn cầu ngày càng tăng là động lực chính cho việc sử dụng chỉnh sửa gen. Đây không chỉ là vấn đề tăng sản lượng lương thực do nguồn tài nguyên đang suy giảm và biến đổi khí hậu, đồng thời đánh giá lại loại thực phẩm nào chúng ta cần sản xuất và cách thức sản xuất, tập trung vào dinh dưỡng và hiệu quả sản xuất. Hiện nay, nghiên cứu về chỉnh sửa bộ gen (GE - Genome-Edited) ở cá có vẩy, đặc biệt là ở cá rô phi là tiên tiến nhất, đồng thời một số nghiên cứu ở giai đoạn đầu cũng đang được tiến hành ở tôm và hàu.  

Giải thích về chỉnh sửa bộ gen 

Trong khi GE có thể phân cực dư luận, Lauth là giám đốc đổi mới của Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản (Center for Aquaculture Technologies - CAT), người đã sử dụng công nghệ này từ năm 2012, ông đưa ra một lập luận rất rõ ràng về lý do tại sao chỉnh sửa gen nên được chấp nhận. Điều này dựa trên sự hiểu biết chắc chắn của ông về quy trình khoa học và thực tế rằng đó là một quá trình diễn ra thường xuyên một cách tự nhiên.

Chỉnh sửa bộ gen về cơ bản là một tập hợp các công cụ rất chính xác và có thể lập trình mà chúng ta có thể sử dụng để viết lại mã di truyền của một sinh vật sống. Đó là một hệ thống tự nhiên đã phát triển ở vi khuẩn cách đây 1 tỷ năm để giúp chúng chống lại vi rút. Hiện tại nó đã được tái sử dụng và tối ưu hóa trong các phiên bản khác nhau, bao gồm cả CrispR-Cas9 để hoạt động trong tế bào thực vật và động vật. Công nghệ này tạo ra biến thể di truyền có thể xảy ra một cách tự nhiên. Ban đầu, nó được sử dụng để vô hiệu hóa gen với độ chính xác và hiệu quả cao nhưng giờ đây có thể thực sự viết lại bộ gen trên một đoạn DNA cụ thể và hoán đổi phiên bản không lý tưởng lấy phiên bản tốt và khắc phục các vấn đề di truyền tận gốc. 

Ứng dụng GE trong nuôi trồng thủy sản 

Theo Lauth, cho đến nay, hơn 25 loài thủy sản đã được chỉnh sửa gen thành công, nhưng cá rô phi là đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực này, do tính chất khỏe mạnh, khả năng sinh sản và thời gian sinh sản ngắn. Trong khi đó, các đặc điểm về tính vô sinh, xác định giới tính, năng suất, sinh trưởng, sắc tố và khả năng kháng bệnh lại chiếm ưu thế trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. 

Cá rô phi Cá rô phi thương phẩm với kích cỡ 

Đầu tiên là GE sẽ tạo ra sự biến đổi trong gen dẫn đến cải thiện hiệu suất thương mại, dẫn đến những tiến bộ về kinh tế và tính bền vững của nghề nuôi cá. Thứ hai là xây dựng các công cụ để tiến hành GE ở quy mô thương mại ở cá có vẩy và động vật có vỏ. Những công cụ như vậy là cần thiết để đưa GE đến với ngành công nghiệp toàn cầu một cách hiệu quả. Tiềm năng của GE là tăng cường tiến bộ di truyền ở mức độ lớn hơn mức đạt được trong nhân giống thông thường đối với các tính trạng chính. Sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và khả năng kháng bệnh như vậy sẽ cách mạng hóa chiến lược của ngành nhằm cải thiện di truyền và tốc độ mà di truyền có thể giải quyết các nhu cầu đang thay đổi của ngành nuôi trồng thủy sản. 

Quy định GE 

Một số quốc gia hiện đã nới lỏng hoặc bãi bỏ quy định về GE như một hình thức tự nhiên để tạo ra biến thể di truyền, do đó có xu hướng chấp nhận chỉnh sửa gen, nhưng vẫn còn khoảng cách giữa khoa học, quản lý chính sách và quản lý các sản phẩm GE và cần có sự hài hòa của khung quy định GE. 

Một loại cá rô phi được chỉnh sửa bộ gen để cải thiện năng suất từ AquaBounty đã được bãi bỏ quy định ở Argentina và Brazil. Mặc dù hiện tại nó không được nuôi, nhưng nó có thể. Tại Nhật Bản, cá tráp biển đỏ và cá nóc hổ đã được chỉnh sửa gen đã được phê duyệt và được nuôi tại các cơ sở RAS và được bán vào khu vực thương mại, nhưng khối lượng sản xuất rất nhỏ.  

Hầu hết các cơ quan quản lý của chính phủ đều hiểu rằng GE không thể phân biệt được với biến thể di truyền tự nhiên và không có DNA ngoại lai nào được đưa vào. GE đang được quản lý khác với GMO (sinh vật biến đổi gen - Genetically Modified Organism), biến đổi gen hoặc công nghệ sinh học khác ở nhiều thị trường. Điều này rất quan trọng trong việc đưa công nghệ này sang thương mại hóa. CAT coi việc sử dụng cá GE vô tính là chất xúc tác để giải phóng những lợi ích tiềm tàng của công nghệ này. 

Giấy phép xã hội 

Theo Buchanan (Giám đốc điều hành của Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản) cho biết do những thách thức về an ninh lương thực và môi trường đã trở thành mối quan tâm chính, nên người tiêu dùng ngày càng dễ tiếp nhận những lợi ích của GE hơn. Khi GE được chứng minh là mang lại lợi ích cho cá, môi trường, người tiêu dùng và nhà sản xuất, thì người tiêu dùng sẽ chấp nhận công nghệ. CAT thấy rằng hầu hết người tiêu dùng đều sẵn sàng đón nhận các giải pháp mà công nghệ mang lại; chúng tôi sẽ tiếp tục truyền đạt những lợi ích của GE trong mọi khía cạnh của nuôi cá.cần có sự tham gia cũng với các cơ quan quản lý, nông dân, nhà hoạch định chính sách và công chúng để thảo luận về những rủi ro và lợi ích của công nghệ chỉnh sửa gen. 

Việc chỉnh sửa bộ gen này vẫn dựa vào các kỹ thuật khiến việc áp dụng rộng rãi vào nuôi trồng thủy sản thương mại trở nên tốn kém. Đồng thời một trong những thách thức nữa là thời gian, có những loài mà quá trình chỉnh sửa và thiết lập đường dây sẽ là một quá trình mài giũa chậm rãi, đặc biệt đối với những loài cá phải mất bốn năm để trưởng thành. Sau đó cần phải có ít nhất hai và có thể là ba thế hệ trước khi tích hợp chỉnh sửa vào quần thể có liên quan về mặt thương mại. Tuy nhiên lợi nhuận kinh tế tiềm tàng khi triển khai công nghệ này mang lại lợi tức đầu tư hấp dẫn. Ví dự nếu bạn tăng hiệu suất chuyển đổi thức ăn ở cá rô phi lên 10% thì lợi nhuận của người nuôi sẽ tăng gấp đôi, đồng thời điều này cũng mang lại lợi ích trong việc tăng cường an ninh lương thực toàn cầu. 

Đăng ngày 02/05/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 08:00 17/05/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 14:30 07/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 03:20 18/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 03:20 18/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 03:20 18/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 03:20 18/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 03:20 18/05/2024