Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
Cần lưu ý đến việc chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Để giảm thiểu tác động tiêu cực và cải thiện sức đề kháng cho tôm, người nuôi tôm cần thực hiện các biện pháp sau để quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng. 

Công tác chuẩn bị cho ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng 

Cần thực hiện kiểm tra và tăng cường cấu trúc của bờ bao và hệ thống cống để đảm bảo chắc chắn, tránh trường hợp bị sạt lở. Đồng thời, cần duy trì vệ sinh kênh thoát nước để đảm bảo thông thoáng, và khi có mưa lớn, cần xả tràn nước kịp thời để hạn chế thất thoát của thủy sản nuôi. Đối với các mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống mái che và lưới che ao nuôi để đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thủy sản. 

Trong các khu vực có đất bị chua phèn, việc rắc vôi quanh bờ phòng nước giúp ngăn chặn sự trôi phèn xuống và làm biến động pH trong ao/vuông nuôi. Đồng thời, cần chuẩn bị sẵn máy phát điện và máy sục khí để đề phòng trường hợp mất điện từ lưới điện. 

Kiểm tra độ PH thường xuyên khi thời tiết thay đổi 

Sau những cơn mưa lớn, pH là yếu tố dễ biến động nhất sau khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng. Sự thay đổi đột ngột của pH có thể làm giảm sức đề kháng của tôm. Vì thế, người nuôi nên thường xuyên kiểm tra pH mỗi 2 giờ trong thời gian mưa và ngay sau khi mưa để điều chỉnh kịp thời. Đảm bảo pH được duy trì ổn định trong khoảng từ 7,5 đến 8,5 và không dao động quá 0,5 đơn vị giữa buổi sáng và buổi chiều. 

Trong trường hợp pH thấp, người nuôi có thể sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 (vôi canxi) với liều lượng từ 10 đến 20 kg cho mỗi 1.000 m3 nước ao, tùy thuộc vào giá trị pH đo được. Ngoài ra, để hạn chế sự tích tụ phèn và sự đục nước tại bờ ao, người nuôi cũng nên sử dụng vôi đá sống CaO, phân bố đều trên bờ ao. Vôi sẽ giúp làm trung hòa axit, ngăn chặn sự giảm pH đột ngột và giữ cho nước ao không đục sau cơn mưa. 

Quản lý độ kiềm cho ao nuôi ở mức thích hợp 

Trong mùa mưa, độ kiềm trong ao có thể giảm, ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, làm chậm quá trình phát triển của chúng và làm giảm tỷ lệ sống. Hiện tượng tôm mềm vỏ kéo dài cũng thường xuyên xuất hiện do độ kiềm dưới mức thích hợp, đặc biệt là ở các vùng nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trong ruộng lúa. 

Ao nuôi Quản lý các chỉ tiêu môi trường ở mức ổn định nhất có thể

Độ kiềm lý tưởng cho tôm nằm trong khoảng từ 60 đến 180mg/l. Trong trường hợp độ kiềm thấp, có thể sử dụng vôi Dolomite với liều lượng từ 20 đến 30 kg cho mỗi 1.000 m3 nước ao, hoặc sử dụng vôi canxi nếu pH cũng thấp. 

Quản lý tốt mực nước ao 

Trong trường hợp ao nuôi có mực nước thấp, chất lượng nước thường biến động mạnh sau những cơn mưa hoặc khi trời nắng nóng gay gắt. Vì thế, cần duy trì mực nước ít nhất là 1,3 m đối với ao nuôi tôm sú và 1,5 m đối với ao nuôi tôm thẻ. 

Vì tôm nước lợ là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể của chúng có thể biến đổi tùy thuộc vào môi trường xung quanh trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của ao tôm vượt quá mức nhiệt độ cho phép, tôm sẽ trải qua tình trạng "sốc", sức đề kháng giảm sút và có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Do đó, việc tăng cường sử dụng quạt nước trong thời tiết mưa lớn hoặc nắng gắt có thể giúp xáo trộn nước, ngăn chặn hiện tượng phân tầng trong ao và từ đó giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đối với tôm nuôi. 

Kiểm soát và hạn chế tảo dưới ao 

Một phương pháp hiệu quả để kiểm soát lượng chất thải và mật độ tảo trong ao là giảm khoảng 20 - 30% lượng thức ăn khi trời mưa, vì tôm thường ít hoạt động hơn do nhiệt độ thấp khiến chúng giảm sự săn mồi. Đồng thời, để tránh sự lãng phí thức ăn trong những ngày u ám, tôm nên được cho ăn muộn hơn khi mặt trời mọc, khi tảo bắt đầu quang hợp và cung cấp đủ oxy cho tôm tiêu hóa thức ăn. 

Bên cạnh đó, người nuôi có thể sử dụng mật đường độc lập hoặc kết hợp với men vi sinh với liều lượng 2 - 3 kg/100 m3 định kỳ 5 - 7 ngày kết hợp với việc tăng cường quạt oxy, để kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích trong ao, tăng cường phân giải chất hữu cơ và hạn chế sự phát triển quá mức của tảo. 

Để hạn chế sự lây lan của bệnh trong ao, người nuôi nên xử lý nước ao bằng cách diệt khuẩn, đặc biệt là khi nhận thấy các dấu hiệu như màu sắc tôm biến đổi, tôm đóng rong, đóng nhớt, bị phồng đuôi, đứt đuôi hoặc đứt râu. Đặc biệt sau những đợt mưa kéo dài, vi khuẩn gây bệnh thường bùng phát do sự tích tụ của chất hữu cơ trong ao. 

Tôm nuôiKhi có mưa bất chợt, tôm dễ bị sốc hoặc ảnh hưởng từ các chỉ tiêu thay đổi

Do đó, sau khi kết thúc những đợt mưa và thời tiết trở nên nắng, việc diệt khuẩn là cần thiết để giảm mật độ của vi khuẩn có hại và cấy vi sinh trở lại sau khoảng 2 ngày để tăng cường vi khuẩn có lợi trong ao. 

Cần lưu ý rằng một số chất diệt khuẩn có thể ảnh hưởng đến tảo và sức khỏe của tôm, vì vậy, người nuôi cần chọn loại diệt khuẩn tương đối an toàn và tiến hành kiểm tra sức khỏe của tôm trước khi sử dụng. 

Kiểm tra sức khỏe tôm 

Ngoài việc theo dõi các dấu hiệu như phản ứng, màu sắc, cấu trúc ruột, gan tụy và phân của tôm hàng ngày thông qua việc kiểm tra sàn ăn. Người nuôi tôm cũng cần thực hiện việc chài tôm định kỳ mỗi 5 - 7 ngày, hoặc sau khi xảy ra những tình huống tiêu cực. Như chất lượng nước xuống thấp khi trời nắng hoặc mưa kéo dài, nhằm đảm bảo sức khỏe của tôm và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời. 

Đồng thời, để tăng cường sức đề kháng cho tôm trong thời tiết không thuận lợi. Người nuôi nên tăng cường sử dụng các chất bổ sung như Vitamin C, khoáng chất, vi sinh đường ruột, chất bổ gan và chất tăng cường đề kháng. Thông qua việc pha trộn vào thức ăn với liều lượng cao hơn so với thông thường, nhằm nâng cao khả năng chống chọi của tôm trong môi trường nuôi. 

Những giải pháp kỹ thuật này nhằm mục đích quản lý tốt môi trường ao nuôi trong những điều kiện thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng. Tép Bạc mong bà con nuôi trồng thủy sản, nhằm giúp bà con thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Từ đó đạt được hiệu quả sản xuất tối ưu trong mùa vụ. 

Đăng ngày 02/05/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 10:10 22/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 10:02 21/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 10:05 18/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:14 24/04/2025

Tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.

Tôm thẻ
• 10:14 24/04/2025

Cuộc sống quê đơn giản với món tép bầu chiên giòn

Cuộc sống ở quê luôn mang đến những cảm giác bình yên, giản dị mà sâu lắng. Không phải bon chen, không phải vội vã, cuộc sống nơi đây như một làn sóng nhẹ nhàng, trôi qua trong những khoảnh khắc gần gũi với thiên nhiên. Một trong những điều giản dị nhất nhưng lại đầy niềm vui của người dân quê là việc chạy ra sông bắt tép bầu tươi ngon rồi chế biến thành những món ăn đậm đà hương vị quê nhà. Hãy cùng khám phá cuộc sống quê yên bình, giản dị và những bữa cơm ngon lành được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, ngay trong vườn nhà.

Tép bầu
• 10:14 24/04/2025

AI dự đoán chất lượng tôm con: Chọn lô giống chuẩn ngay từ đầu

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nuôi tôm, giúp nông dân chọn lô giống chất lượng với độ chính xác cao. Tôm con khỏe mạnh là yếu tố quyết định để vụ tôm đạt năng suất và lợi nhuận tốt.

Tôm giống
• 10:14 24/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 10:14 24/04/2025
Some text some message..