Gio Việt phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

Để hỗ trợ cho việc khai thác, đánh bắt được thuận lợi, xã Gio Việt (Gio Linh, Quảng Trị) đã đẩy mạnh hoạt động thu mua, chế biến thủy sản và sản xuất, kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá. Đây chính là “đòn bẩy” quan trọng giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.

hậu cần nghề cá
Người dân phơi mực, cá trước khi đưa vào lò sấy, hấp

Hiện nay, toàn xã có 136 tàu thuyền hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, với tổng công suất 14.740 CV. Năm 2013, tổng sản lượng đánh bắt đạt 3.450 tấn, sản lượng thu mua, chế biến đạt 16.000 tấn. Nhờ điều kiện thuận lợi, có nhiều tiềm năng, thế mạnh so với các địa phương vùng biển trong toàn huyện nên ngoài phát triển khai thác, đánh bắt thủy sản, Gio Việt đã chủ động đưa ra nhiều hướng đi mới trong việc đầu tư phát triển các ngành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá như: chế biến thủy sản, hấp sấy cá, sản xuất nước đá, kho cấp đông hàng thủy sản, các dịch vụ cung ứng nhiên liệu, vật tư, ngư lưới cụ phục vụ nhu cầu đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thủy hải sản. Khuyến khích các gia đình, nhóm hộ gia đình đầu tư vốn nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có, duy trì, nâng cao chất lượng các ngành nghề chế biến truyền thống, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài tỉnh và cả thị trường nước ngoài. Nhờ đó, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ở Gio Việt đã có nhiều điều kiện tốt để phát triển.

Hiện toàn xã có 253 cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tăng 17 cơ sở so với năm 2012. Trong đó, phát triển mạnh nhất là các cơ sở chế biến cá hấp với 83 cơ sở, 11 cơ sở sản xuất nước đá, 18 cơ sở thu mua thủy sản, 17 kho đông lạnh… Ngoài ra, Gio Việt còn có 3 HTX và 4 tổ hợp tác hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thu mua, chế biến và sản xuất kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần thúc đẩy hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản. Cùng với hệ thống giao thông được xây dựng, nhất là các tuyến giao thông từ khu dân cư ra biển, đến các khu neo đậu, bến bãi cập tàu, chợ cá… đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc neo đậu tàu thuyền, mua bán, vận chuyển hải sản đến nơi tiêu thụ kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Hiện nay ở xã Gio Việt đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp từ khai thác- thu mua- chế biến và xuất khẩu, tiêu biểu như anh Nguyễn Duy Liệu, Hoàng Ngọc Trung (thôn Xuân Lộc), Nguyễn Văn Từ (thôn Xuân Tiến)… Anh Nguyễn Duy Liệu cho biết, gia đình anh có 3 kho đông lạnh và nhiều lò sấy cá. Vào lúc cao điểm bình quân mỗi ngày anh xuất bán sang thị trường Trung Quốc 1 container trị giá 1,5 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí lãi ròng từ 10-15 triệu đồng/ngày. Bên cạnh đó, anh Liệu còn đầu tư hơn 2 tỷ đồng mua tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, với mục đích đa dạng hóa hình thức phát triển kinh tế, đồng thời chủ động nguồn hải sản cung cấp cho các cơ sở chế biến của mình. 

Tại cơ sở thu mua và chế biến cá hấp của anh Nguyễn Tiến Dũng (thôn Xuân Tiến), bình quân mỗi năm thu mua gần 200 tấn cá tươi về chế biến, rồi xuất bán ra thị trường trong, ngoài tỉnh, sau khi trừ chi phí, lãi khoảng 200 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho gần 30 lao động với thu nhập từ 70 đến 80 ngàn đồng/ngày. Anh Dũng cho biết: “Ngày trước, khi các cơ sở thu mua, chế biến và sản xuất kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá chưa phát triển, nhiều ngư dân vùng biển gặp rất nhiều khó khăn, chịu cước chi phí vận chuyển hàng hóa để đến tiêu thụ ở trung tâm huyện Gio Linh, thành phố Đông Hà. Mặt khác, khi lên đến nơi thì chất lượng hải sản không còn tươi nguyên nên bị tư thương ép giá… Vì vậy, gia đình tôi đã chủ động đầu tư phát triển dịch vụ thu mua và chế biến hải sản để giải quyết bài toán đầu ra cho ngư dân và làm giàu cho gia đình mình”. Sự phát triển của hoạt động thu mua, chế biến và dịch vụ sản xuất kinh doanh hậu cần nghề cá đã kéo theo nhiều ngành nghề mới ra đời như làm thợ mộc, buôn bán muối, chất đốt... tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động. 

Anh Nguyễn Thanh Thương, Chủ tịch UBND xã Gio Việt cho biết, hoạt động dịch vụ thu mua, chế biến thủy sản và sản xuất kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá ở xã Gio Việt có nhiều bước phát triển mạnh mẽ đã tác động rất lớn đến sự phát triển của nhiều ngành nghề ở địa phương, nhất là khai thác, đánh bắt thủy sản. Hàng năm, ngư dân Gio Việt khai thác trên 3.000 tấn hải sản cung ứng cho các cơ sở thu mua, chế biến và sản xuất kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn. Trong thời gian tới, xã Gio Việt tiếp tục đầu tư phát triển mạnh các ngành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá, nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản có quy mô lớn, xây dựng thương hiệu gắn liền với xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo đảm môi trường, xử lý nước thải sau khâu chế biến. Tập trung mọi nguồn vốn đầu tư và tranh thủ thu hút các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước, các tổ chức trong, ngoài nước để xây dựng, nâng cấp chợ Hôm, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão tại thôn Tân Xuân, các chợ cá, đường giao thông… nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa về những tiềm năng, lợi thế kinh tế biển.
Báo Quảng Trị Online, 14/04/2014
Đăng ngày 16/04/2014
Bài, ảnh: Hoài Nhung
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:40 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 22:40 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 22:40 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 22:40 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 22:40 26/11/2024
Some text some message..