Gỡ khó cho sản xuất giống thủy sản

Là thủ phủ sản xuất giống thủy sản lớn nhất cả nước, thế nhưng từ đầu năm đến nay, việc sản xuất giống thủy sản ở Ninh Thuận đang gặp nhiều khó khăn. Hiện đang là vụ sản xuất chính, nhưng hơn 400 cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh lại hoạt động cầm chừng.

kiểm tra tôm thẻ
Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng.TTXVN

Giá tôm giống giảm mạnh

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận), năm nay tình hình sản xuất giống có nhiều biến động lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sản lượng giống sản xuất đạt thấp. Trong 9 tháng năm 2015, toàn tỉnh sản xuất được 15.200 triệu con tôm giống, chỉ đạt 60,8%kế hoạch năm. Với tình hình hiện tại, dự kiến đến cuối năm sản lượng tôm giống khó đạt kế hoạch năm 2015. 

Ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, do giá bán tôm thấp, dao động khoảng 90.000 đồng/kg (loại 100 con/kg) so với trước đây là 110.000 đến 120.000 đồng/kg nên hiện nay nhiều cơ sở nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh không mấy mặn mà mua giống thả nuôi. 

Hơn nữa các cơ sở nuôi tôm ở khu vực miền Trung và miền Tây cũng không thấy động tĩnh gì đến nhu cầu mua giống nuôi, do đó đã kéo giá tôm giống giảm mạnh. So với trước đây (năm 2014) giá bán tôm sú giống dao động từ 90 đến 95 đồng/con, nay chỉ còn ở mức 45 đến 75 đồng/con. Với giống tôm thẻ chân trắng, giá bán cũng chỉ dao động ở mức từ 40 đến 80 đồng/con. 

Do đã vào cuối vụ nuôi tôm thương phẩm nên nhu cầu tôm giống thả nuôi cũng bị chững lại, làm giá cả tiếp tục hạ thấp. Hầu hết các cơ sở sản xuất giống chỉ hoạt động cầm chừng. 

Theo Công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Việt Úc thuộc khu sản xuất và kiểm định giống tập trung An Hải, huyện Ninh Phước, sản xuất tôm giống của công ty là 2 tỷ con/năm, nhưng do tác động của thời giá, công ty buộc phải giảm hoạt động sản xuất xuống còn 1,8 tỷ con giống/năm. 

Cơ cấu lại con giống, vùng nuôi

Để gỡ khó cho hoạt động sản xuất giống thủy sản, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đang thực hiện đề án tái cơ cấu lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, đối với sản xuất giống, tỉnh xác định đối tượng chủ lực là tôm sú giống và tôm chân trắng giống tại 2 khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung là An Hải, huyện Ninh Phước và Nhơn Hải, huyện Ninh Hải. Chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng giống thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Đến năm 2020, Ninh Thuận sẽ tập trung ổn định hoạt động sản xuất tại vùng sản xuất giống chất lượng cao và kiểm định giống thủy sản tập trung Nhơn Hải với quy mô 100 ha. Đồng thời, mở rộng khu sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải, huyện Ninh Phước với diện tích 230 ha từ diện tích của dự án nuôi trồng thủy sản chuyển sang sản xuất giống thủy sản, nâng quy mô của khu sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải lên thành 357 ha. 

Ngoài ra, Ninh Thuận cũng sẽ ưu tiên nguồn lực để đầu tư, sắp xếp, bố trí các cơ sở sản xuất tôm giống theo quy hoạch, dần xóa bỏ các khu sản xuất giống không nằm trong quy hoạch, không đủ điều kiện sản xuất như ở Cà Ná, Phước Dinh, huyện Thuận Nam và khu vực giáp biển Bình Sơn, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Đồng thời, triển khai đánh số các cơ sở sản xuất giống tại các khu sản xuất tập trung, thể chế hóa công tác quản lý trên bản đồ số; khuyến khích các cơ sở nhỏ sản xuất giống cùng liên kết thành lập công ty lớn, tập trung nguồn vốn, con người để đầu tư ứng dụng các nghiên cứu vào sản xuất giống thủy sản để phát triển một cách bền vững, đủ khả năng chống chọi mọi tác động từ nhiều yếu tố khách quan, qua đó để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. 

Đến năm 2020, Ninh Thuận phấn đấu đạt sản lượng giống thủy sản 35 tỷ con; trong đó tôm giống 34 tỷ con. Đến thời điểm này, Ninh Thuận vẫn được các tỉnh, thành trong cả nước đánh giá cao cả về sản lượng lẫn chất lượng tôm giống, là một trong những vùng sản xuất giống tập trung lớn nhất cả nước.

Hiện nay, Ninh Thuận có 3 khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung, đó là khu sản xuất và kiểm định giống tập trung An Hải, huyện Ninh Phước; khu sản xuất giống Nhơn Hải, Thanh Hải, huyện Ninh Hải và các khu vực khác. Riêng tại khu vực An Hải đã có hơn 100 cơ sở sản xuất giống tập trung với quy mô lớn; trong đó có những tập đoàn sản xuất giống lớn như: Công ty TNHH sản xuất giống thuỷ sản Minh Phú; Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam; Công ty Việt Úc... với năng lực sản xuất đạt từ 10 đến 12 tỷ con giống/năm, chiếm khoảng 35 đến 40% lượng giống của tỉnh.

Báo Tin Tức, 06/11/2015
Đăng ngày 07/11/2015
Công Thử
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Nhìn nhận chặng đường vừa qua của ngành thủy sản trong năm 2023

Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, song nếu có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn và kịp thời, chúng ta sẽ hóa giải những khó khăn đó và biến chúng thành cơ hội.

Tàu thủy sản
• 12:06 11/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 06:59 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 06:59 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 06:59 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 06:59 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 06:59 26/09/2023