Gỡ nợ tàu “67”: Tạo điều kiện để ngư dân trả nợ

Từ khi các ngân hàng có biện pháp mạnh, trong đó có 2 tàu bị khời kiện, hầu hết ngư dân Thừa Thiên - Huế đã ý thức hơn trong việc trả nợ đóng tàu theo NĐ67.

nợ tàu cá 67
Ngư dân Phú Thuận kiểm tra lưới cụ sau chuyến đánh bắt xa bờ.

Thiện chí trả nợ

Ngư dân Nguyễn Giáp ở thị trấn Thuận An tâm sự, gia đình ông cũng như nhiều ngư dân thật sự thỏa mãn khát vọng vươn khơi, bám biển khi được Nhà nước tạo điều kiện cho vay nguồn vốn lớn đóng mới tàu công suất lớn. Đây không chỉ là cơ hội làm ăn, phát triển kinh tế gia đình mà còn chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ông Giáp thừa nhận, tuy đánh bắt hiệu quả nhưng gia đình ông và nhiều ngư dân chủ quan, không lo trả nợ ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu là điều đáng tiếc.

Ông Giáp cho rằng, ngoài chủ quan, một phần do thu nhập bấp bênh nên kế hoạch trả nợ ngân hàng không đảm bảo. Theo quy định của ngân hàng thì đều đặn hàng tháng, ngư dân phải trả nợ gốc, lãi đúng hạn. Trong khi đó, mỗi năm chỉ đánh bắt trong vòng 9-10 tháng, còn lại mùa biển động, mưa rét không thể vươn khơi.

Ông Trần Phi ở thị trấn Thuận An chia sẻ, trong số 9-10 tháng tàu hoạt động, bình quân mỗi tháng 1-2 chuyến đánh bắt nhưng không phải chuyến nào cũng có lãi, hoặc thậm chí lãi cao. Phần lớn các chuyến biển thường cho thu nhập 100-200 triệu đồng, trừ các khoản xăng dầu, trả công bạn thuyền, các chi phí nhiên liệu khác…, chủ tàu lãi chừng 50 triệu đến hơn 100 triệu đồng. Trong khi, nợ vay đóng tàu 5-7 tỷ đồng (vỏ gỗ), bình quân mỗi tháng phải trả nợ gốc và lãi từ 70-100 triệu đồng. Những chuyến đánh bắt hiệu quả, việc trả nợ đúng kỳ hạn là tất yếu, còn không có lãi thì việc trả không đúng quy định, nguy cơ nợ chồng chất rất cao.

Ông Phi, ông Giáp cũng như nhiều ngư dân đóng tàu theo NĐ67 đều ý thức rằng, việc trả nợ là trách nhiệm của ngư dân, buộc phải thực hiện theo quy định của Nhà nước. Sau khi các ngân hàng triệu tập làm việc để “gỡ nợ”, các ngư dân đều cam kết sẽ trả nợ đúng quy định, tránh bị khởi kiện. Tuy nhiên, nguyện vọng của hầu hết ngư dân, mong được các ngân hàng chấp thuận, tạo điều kiện trả lãi hàng tháng theo quy định; riêng nợ gốc có thể trả theo mức thu nhập tùy thuộc vào mỗi chuyến biển. Chuyến biển/tháng nào đánh bắt lãi cao sẽ trả nợ gốc càng cao, chuyến nào lãi thấp thì trả ít lại. Đây là cơ hội được cho là tối ưu nhất, tạo thuận lợi cho ngư dân trả nợ ngân hàng.

Gỡ nợ

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Trương Văn Giang thông tin, thời gian qua, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương, triển khai các chủ trương, chính sách liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ khi vay vốn đóng tàu theo NĐ67 đến tận các hộ ngư dân. Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân chấp hành trả nợ ngân hàng theo đúng quy định, tránh xảy ra tình trạng khởi kiện, thu hồi tàu. Qua nắm bắt thông tin, tư tưởng, hầu hết các ngư dân đã ý thức hơn khi cam kết sẽ trả nợ đúng theo quy định của ngân hàng.

Ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thừa Thiên Huế thông tin, toàn tỉnh có 41 tàu đóng mới từ nguồn vốn vay theo NĐ67 tại 2 ngân hàng thương mại với tổng vốn là 304,5 tỷ đồng, đến nay, dư nợ gần 286 tỷ đồng. Sau hai tháng triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động và khởi kiện 2 tàu, ý thức trả nợ của người dân bước đầu có chuyển biến; tuy nhiên số nợ được thu hồi trong thời gian qua chưa cải thiện đáng kể, do người dân cần có thêm thời gian để tích lũy vốn, trả nợ.

Về phương án thu hồi nợ lâu dài, các ngân hàng cơ bản thống nhất quan điểm, các đề xuất, nguyện vọng của ngư dân về việc trả nợ gốc theo mức thu nhập của mỗi tháng/chuyến biển. Đây có thể là điều kiện, cơ hội tốt nhất để ngư dân trả nợ ngân hàng, tuy nhiên yêu cầu bà con phải trung thực khai báo sản lượng, thu nhập, chấp hành đúng quy định. Các ngân hàng tăng cường thu hồi nợ đối với tàu hậu cần khi tàu còn thu mua để bù đắp cho thời gian ngừng hoạt động.

Trước mắt, các ngân hàng đã làm việc với Kho bạc Nhà nước và các địa phương liên quan, chuyển tiền hỗ trợ nhiên liệu của Nhà nước vào tài khoản của khách hàng tại ngân hàng cho vay để trừ nợ lãi. Các ngân hàng tiếp tục phối hợp với các địa phương, ban ngành theo dõi các hoạt động khai thác của ngư dân, nắm bắt thông tin sản lượng, giá cả, thu nhập để ngân hàng có biện pháp quản lý, thu hồi nợ. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ngư dân có trách nhiệm trả nợ đúng quy định của Nhà nước. Đối với các chủ tàu cố tình không chấp hành trả nợ và đã sử dụng các biện pháp theo quy định sẽ buộc phải khởi kiện. 

Cơ hội gỡ nợ mới hiện nay đối với các ngân hàng khi nhiều ngư dân có điều kiện, đảm bảo đánh bắt hiệu quả đã chấp nhận nhận nợ từ các chủ tàu vay vốn theo NĐ67 để vươn khơi trong lúc không có điều kiện đóng mới. Ông Trần Văn Hải, Chi hội trưởng Chi hội Dịch vụ hậu cần nghề cá Thuận An khẳng định, hiện nay ngoài nhiều ngư dân có nhu cầu nhận tàu nợ ngân hàng, riêng ông sẽ nhận 2 tàu sau khi ngân hàng hoàn tất các thủ tục thu hồi, định giá hợp lý.

Thừa Thiên - Huế
Đăng ngày 22/07/2020
Hoàng Triều
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 09:09 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 09:09 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 09:09 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 09:09 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 09:09 29/12/2024
Some text some message..