Gỡ rào cản cho xuất khẩu tôm

Các doanh nghiệp đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu tôm trong năm 2013 sau khi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) công bố kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2012 giảm, và trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, rào cản và cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu tăng.

nong dan nuoi tom
Nông dân huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh thu hoạch tôm. Ảnh: Trung Chánh

Mục tiêu 2,4 tỉ đô la Mỹ

Mặc dù xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ còn gặp không ít khó khăn nhưng VASEP vẫn đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 2,4 tỉ đô la Mỹ trong năm 2013, tức tăng 6,5% so với năm 2012.

VASEP cho rằng, mục tiêu trên có thể đạt được nếu Việt Nam giải quyết tốt các vấn đề tồn tại của năm 2012 như dịch bệnh, thiếu hụt tôm nguyên liệu, rào cản Ethoxyquin...

Theo VASEP, năm 2012, tôm của Việt Nam đã xuất sang 92 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch ước đạt 2,25 tỉ đô la Mỹ, giảm khoảng 6,3% so với năm 2011.

Theo các nhà chuyên môn và doanh nghiệp xuất khẩu tôm, có 4 nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm năm 2012 của Việt Nam sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, đó là dịch bệnh gia tăng, chi phí đầu vào cao, rào cản Ethoxyquin ở thị trường Nhật Bản và nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính như EU, Mỹ… giảm.

Doanh nghiệp đòi “phá” rào Ethoxyquin

Rào cản kỹ thuật Ethoxyquin một lần nữa đã làm nóng câu chuyện sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm khi còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc tìm hướng giải quyết chung, giúp khơi thông việc xuất khẩu tôm năm 2013.

Tại hội nghị “Tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh tôm năm 2012 và triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2013” tại Bến Tre vào giữa tháng 12-2012, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Cà Mau), cho biết để giải quyết vấn đề Ethoxyquin, nhất thiết phải dùng đến các công cụ pháp lý.

“Tôi cho rằng phải kiện thôi. Nếu không kiện thì các nước cứ dựng lên hàng rào Ethoxyquin cao hơn nữa và Việt Nam không bao giờ vượt qua được”, ông Quang nói.

Ông Quang cho rằng chính rào cản kỹ thuật được các nước nhập khẩu dựng lên là nguyên nhân làm chi phí sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước. Ông nhẩm tính mỗi lần đánh giá, kiểm tra đã khiến Minh Phú chịu chi phí mấy chục ngàn đô la Mỹ.

“Một năm có đến 300 ngày Minh Phú phải tiếp các đoàn đến đánh giá tiêu chuẩn. Mỗi khi đánh giá chúng tôi phải chuẩn bị một tuần, và ngày đánh giá công suất giảm đến 50% làm kế hoạch sản xuất bị ảnh hưởng".

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn rằng kiện có giúp Việt Nam giải quyết được vấn đề Ethoxyquin hay làm mất luôn những thị trường này? Tại hội nghị trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đặt vấn đề: “Bây giờ chúng ta kiện ai? Kiện cái gì?”. Theo ông Phát, tháo gỡ rào cản Ethoxyquin, Việt Nam phải bán được nhiều tôm hơn chứ không phải để mất luôn những thị trường này.

Trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội nghị trên, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP đồng tình với hướng giải quyết của Bộ trưởng Cao Đức Phát khi cho rằng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi khởi kiện.

Ông Hòe cho rằng giải quyết vấn đề Ethoxyquin phải hết sức bình tĩnh, phải có thời gian và sự tham gia của các cơ quan Nhà nước. “Nhà nước cần có sự quan tâm đặc biệt, ngoài biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi, phải có biện pháp đấu tranh ngoại giao tương đối mạnh và quyết liệt để trên cơ sở đó yêu cầu phía Nhật thay đổi mức áp dụng”, ông Hòe nói.

Thị trường xuất khẩu tôm 2013

Vấn đề nhận được sự quan tâm của không ít doanh nghiệp tại hội nghị trên, đó là xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2013 sẽ đi theo hướng nào? Xuất sang EU và Mỹ (những thị trường không gặp rào cản Ethoxyquin) thì gặp cạnh tranh gay gắt bởi nguồn tôm giá rẻ của Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia; còn xuất sang thị trường cao cấp như Nhật, Hàn Quốc thì vướng rào cản Ethoxyquin.

Thực tế, kể từ khi Nhật nâng mức cảnh báo chất Ethoxyquin lên 0,01 ppm, xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường này ngày một co lại. Cụ thể, theo VASEP, trong 10 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái (10 tháng đầu năm 2012 đạt trên 508 triệu đô la Mỹ), thì đến giữa tháng 11, mức tăng này chỉ còn hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái, tức đạt kim ngạch xuất khẩu đến giữa tháng 11 là trên 537 triệu đô la Mỹ.

Theo ông Quang của Minh Phú, ngày 19-11 vừa qua, Hàn Quốc cũng đã kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam giống như Nhật đang áp dụng. Thêm vào đó, cạnh tranh khốc liệt từ các thị trường xuất khẩu khác gồm EU và Mỹ sẽ ảnh hưởng đến giá tôm nguyên liệu.

Tại thị trường trong nước, các hộ nuôi tôm cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến thiếu vốn sản xuất, dịch bệnh… Ông Võ Hồng Ngoãn, người nuôi tôm tại xã Vĩnh Trạch Đông, Bạc Liêu, bức xúc nói: “Chính phủ yêu cầu ngân hàng cho doanh nghiệp, nông dân gặp khó khăn trong sản xuất được vay vốn nhưng khi chúng tôi tiếp cận, ngân hàng lại cho vay theo kiểu nhỏ giọt, thậm chí không cho vay, như vậy làm sao đầu tư sản xuất?”.

Theo ông Quang, muốn có nguồn tôm nguyên liệu đạt chuẩn, đủ điều kiện xuất sang Nhật, Hàn Quốc, thì chỉ có tôm nuôi quảng canh mới đáp ứng được vì hình thức này ít sử dụng kháng sinh, chứ tôm nuôi theo hình thức công nghiệp sẽ không đáp ứng được. “Tôi sẵn sàng mua cao hơn 10.000 đồng/kí lô gam đối với tôm đạt chuẩn, không chứa Ethoxyquin, bà con nào có cứ mang đến”, ông Quang cho biết.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết hướng giải quyết sắp tới cho xuất khẩu tôm Việt Nam là bên cạnh đấu tranh ngoại giao để Nhật thay đổi mức áp dụng đối với Ethoxyquin, sẽ tăng cường quản lý chất lượng tôm trong nước bằng nhiều biện pháp, chẳng hạn, ngưng cho tôm ăn thức ăn có chứa Ethoxyquin trước khi thu hoạch một thời gian - biện pháp được một số địa phương khu vực ĐBSCL áp dụng và khi kiểm tra, tỉ lệ tôm nguyên liệu nhiễm Ethoxyquin rất thấp.

Tại thị trường Nhật, đối với thức ăn cho tôm, Nhật cho phép sử dụng Ethoxyquin ở mức dư lượng tối đa là 150 ppm; đối với thủy sản nhập khẩu, quy định mức giới hạn tối đa cho phép Ethoxyquin có trong cá là 1,00 ppm, các sản phẩm giáp xác như tôm, cua là 0,01 ppm (1 ppm tương đương 1 milligram). Hàn Quốc cũng đang áp dụng ở mức tương ứng với Nhật đối với tôm nhập khẩu, tức dư lượng Ethoxyquin tối đa cho phép là 0,01 ppm.

Theo TBKTSG
Đăng ngày 01/01/2013
Trung Chánh
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 18:21 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 18:21 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 18:21 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 18:21 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 18:21 27/11/2024
Some text some message..