Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi "sức khỏe" của san hô qua âm thanh ghi âm dưới đại dương. Ảnh: vov.vn

Hợp tác cùng với nhà sinh vật học Mary Schodipo có kiến ​​thức về công nghệ âm nhạc và Dave Erasmus - người từng đến COP 26 bằng thuyền và ghi lại âm thanh của các rạn san hô trên suốt chuyến hành trình của mình, Thư viện Google (Google Arts and Culture) mới đây đã khởi động chương trình ứng dụng AI cho phép nhận biết tình trạng sức khỏe của các rạn san hô. Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích dữ liệu về tần số và độ lớn của âm thanh từ các đoạn âm thanh đã được ghi lại, từ đó làm căn cứ xác định liệu xem các rạn san hô còn khỏe mạnh hay đang suy thoái.

Các bản ghi âm được ghi lại ở Philippines và gần đây nhất là ở Sharm el-Sheikh của Ai Cập - nước chủ nhà của COP27, sau đó có thể được sử dụng để theo dõi hoạt động khai thác bất hợp pháp hay xác định các khu vực rạn san hô cần phục hồi, cũng như đánh giá tiến độ của các dự án phục hồi san hô.

"Những gì tôi đặc biệt làm ở Philippines, đó là tôi đã đặt những máy ghi âm này ở các khu bảo tồn biển và những khu vực được đánh bắt quá mức để xem liệu có sự khác biệt trong âm thanh của đại dương hay không. Ý tưởng của chúng tôi ở đây cũng là để nó giống như một nền tảng trực tuyến mà mọi người đều có thể truy cập. Vì vậy, chúng tôi thiết lập mô hình có thể hiểu như là một tập thể cùng lắng nghe, có nhiều đôi tai trên khắp thế giới này và mọi người nghe những âm thanh đó theo những cách khác nhau”, bà Mary Schodipo cho biết.

Cũng theo nhà sinh vật học Mary Schodipo, các hoạt động như đánh bắt quá mức và nhiệt độ ấm lên do biến đổi khí hậu có thể dẫn đến hệ sinh thái “mất cân bằng”, nguyên nhân góp phần khiến các rạn san hô dần suy thoái.

Các rạn san hô đang chịu áp lực từ lượng khí thải carbon do con người tạo ra đã làm bề mặt đại dương nóng lên 0,13 độ C mỗi thập kỷ và tăng nồng độ axit lên 30% kể từ kỷ nguyên công nghiệp. Theo Mạng lưới giám sát rạn san hô toàn cầu, khoảng 14% san hô trên thế giới đã biến mất từ ​​năm 2009 đến 2018, diện tích này gấp 2,5 lần Vườn quốc gia Grand Canyon ở Mỹ. Mặc dù che phủ chưa đến 1% đáy đại dương, các rạn san hô hỗ trợ hơn 25% đa dạng sinh học biển, bao gồm rùa, cá và tôm hùm, khiến chúng trở thành mảnh đất màu mỡ cho ngành đánh bắt cá toàn cầu.

VOV
Đăng ngày 14/11/2022
Phương Anh
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 02:29 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 02:29 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 02:29 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 02:29 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 02:29 03/11/2024
Some text some message..