Hà Nội: Phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trong nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, ngày 26/4/2016, tại xã Phong Vân, Ba Vì, Hà Nội, Chi cục thủy sản Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đánh giá công tác phối hợp các tỉnh phía Bắc về quản lý an toàn thực phẩm trong nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn Hà Nội. Tham dự hội nghị có đại diện Tổng cục Thủy sản, Chi cục Thủy sản của các tỉnh khu vực phía Bắc lân cận Hà Nội, UBND các Huyện thuộc TP. Hà Nội, Các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, các hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn thành phố, cùng các phóng viên báo đài đến đưa tin Hội nghị.

quan ly an toan thuc pham

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Hà Nội, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố; Sở NN&PTNT đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích trong phát triển NTTS; qua đó đã hình thành nhiều vùng nuôi thủy sản tập trung quy mô lớn. Nhiều hộ đã phát triển NTTS theo hướng thâm canh, bán thâm canh mở rộng quy mô và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ổn định và tăng hiệu quả kinh tế. Trong 2015, diện tích đưa vào NTTS của Thành phố là 21.131 ha, sản lượng đạt 100.216 tấn và năng suất đạt 4,7 tấn/ha. Sản lượng giống thủy sản đạt 1.500 triệu con trong đó gồm 1.123 triệu con cá bột và 377 triệu con cá giống các loại. Phát triển NTTS trong những năm qua đã nâng cao thu thập của người dân, góp phần vào phát triển phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với điều kiện tự nhiên của Hà Nội rất thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt hình đã hình thành các vùng NTTS tập trung đạt kết quả cao tại các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín…Ngoài ra, tận dụng lợi thế về nguồn lợi thủy sản từ các sông ngòi như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Tích, sông Đáy chảy qua, các huyện như Ba Vì, Sơn Tây đã phát triển về nuôi cá lồng bè và khai thác tự nhiên có hiệu quả kinh tế cao.

Đối với công tác phối hợp với các tỉnh phía Bắc về quản lý an toàn thực phẩm trong nuôi trồng tiêu thụ sản phẩm thủy sản và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2015, Ông Hoàng Tiến Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội cho biết: là một trong những địa bàn rộng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cũng như thủy hải sản lớn nhất cả nước, hoạt động kinh doanh vận chuyển buôn bán phức tạp dễ xảy những vi phạm về an toàn thực phẩm. Thực hiện kế hoạch của UBND thành phố về hành động năm cao điểm về VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, với mục tiêu để sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng được tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh đảm bảo ATTP, đồng thời nâng cao trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước về thủy sản của Hà Nội và các tỉnh trong phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch vận chuyển; kiểm  soát sản phẩm thủy sản; truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thủy sản. Trong những năm qua, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã tăng cường trong công tác quản lý ngăn ngừa dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát ATTP trong nuôi trồng chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Chi cục đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và NTTS thương phẩm; kiểm tra các cơ sở kinh doanh, thu gom, bảo quản, chế biến hải sản. Kiểm tra xử lý các cơ sở kinh doanh thuốc, sản phẩm xử lý cái tạo môi trường dùng trong NTTS. Qua đó, đã góp phần vào giảm thiểu các vụ vi phạm liên quan đến ATTP, ổn định nuôi trồng sản xuất trong lĩnh vực thủy sản thủy sản.

ben trong hoi nghi

Phát biểu tại Hội nghị, đại biểu đến từ các tỉnh khu vực phía Bắc đề nghị Chi cục Thủy sản Hà Nội tăng cường phối hợp trong quản lý, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thủy sản, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, kiểm soát truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản. Phối hợp trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường thanh tra xử lý các trường hợp sử dụng xung điện trong khai thác đánh bắt thủy sản trên các vùng sông, hồ. ..

Trong thời gian tới, để kiểm soát tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng, Ông Hoàng Tiến Minh đề nghị các tỉnh bạn tăng cường thực hiện một số giải pháp sau: Phối hợp trao đổi thông  tin và kinh nghiệm về quy hoạch NTTS, tăng cường kiểm soát các sản phẩm thủy sản, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trong nuôi trồng sản xuất, vận chuyển tiêu thụ những sản phẩm không đảm bảo VSATTP. , xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển trong nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủy sản. Đặc biệt trong việc quản lý sử dụng các chất cấm và chất kháng sinh ngoài danh mục của Bộ NN&PTNT công bố. Phối hợp với các địa phương, các tỉnh thành lân cận trong việc phát hiện ngăn chặn kịp thời các trường hợp vận chuyển tiêu thụ sản phẩm không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ và không qua kiểm dịch.

Fistenet, 28/04/2016
Đăng ngày 29/04/2016
Văn Thọ
Kinh tế

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 22:02 04/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 22:02 04/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 22:02 04/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:02 04/10/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 22:02 04/10/2024
Some text some message..