Hà Tĩnh đã có nhà chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản kỹ thuật cao

Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh vừa tiếp nhận nhà chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật, thủy sản kỹ thuật cao bằng phương pháp phân tử, vi sinh học do Dự án CRSD tài trợ có tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng.

Hà Tĩnh đã có nhà chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản kỹ thuật cao
Bằng phương pháp phân tử và vi sinh học có thể phát hiện sớm các dịch bệnh nguy hiểm trên tôm, cá

Trước nhu cầu bức thiết trong việc chẩn đoán dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm nuôi, dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) đã đầu tư cho Hà Tĩnh hạ tầng cơ sở và cung cấp trang thiết bị phục vụ công tác xét nghiệm.


Nhà chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản, động vật kỹ thuật cao do Dự án CRSD tài trợ.


Cán bộ Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh thực hành trên các thiết bị mới

Sau hơn 1 năm thi công, nhà chẩn đoán, xét nghiệm được hoàn thành có thiết kế 2 tầng, 7 phòng tại Chi cục Chăn nuôi – Thú y. Trong đó, 5 phòng chức năng phục vụ cho công tác xét nghiệm các loại thủy sản và động vật. Hầu hết trang thiết bị đều được nhập khẩu từ các nước Châu Âu như Đức, Anh...


Một số thiết bị được nhập khẩu tại các nước Châu Âu.

Trong đó, nhiều thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại như: Máy ly tâm thường, ly tâm lạnh để lắng mẫu tôm, cá; máy ủ hấp, sấy nhiệt nhằm tách chất gen từ tế bào các loại thủy sản, động vật; máy, tủ nuôi cấy vi sinh; các loại kính hiển vi soi mẫu và máy luân nhiệt để thực hiện phản ứng PCR... Ngoài ra còn có một số dụng cụ thiết yếu phục vụ cho công tác lấy mẫu tại hiện trường.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh Đặng Thị Thu Hoàn cho biết: Nhà chẩn đoán, xét nghiệm kỹ thuật cao bằng phương pháp phân tử và phương pháp vi sinh giúp ngành chuyên môn quản lý tốt dịch bệnh, nâng cao năng lực phát hiện sớm một số dịch bệnh nguy hiểm thường gặp trên động vật, thủy sản. Từ đó, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn.


Nhà chẩn đoán, xét nghiệm kỹ thuật cao góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nươc về các loại dịch bệnh động vật, thủy sản trên đia bàn tỉnh.

“Ngay sau khi tiếp nhận nhà chẩn đoán xét nghiệm, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi – Thú y hoàn chỉnh, bổ sung thêm một số cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ hóa chất; đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật sử dụng thành thạo các trang thiết bị. Dự kiến, đầu tháng 9/2018, nhà chẩn đoán, xét nghiệm sẽ đưa vào vận hành phục vụ nhu cầu trên địa bàn tỉnh” – Bà Hoàn cho biết thêm.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 18/08/2018
Hữu Trung
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 22:52 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 22:52 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 22:52 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 22:52 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:52 22/01/2025
Some text some message..