Hà Tĩnh: Sứa biển chất đống bốc mùi hôi thối chờ… hỗ trợ

Gần một năm nay, rất nhiều hộ kinh doanh, buôn bán hải sản sứa biển tại các xã Thạch Kim, Thạch Bằng (Lộc Hà, Hà Tĩnh) phải sống trong “cảnh dở khóc dở cười” vì mua thu sứa sau sự cố ô nhiễm môi trường biển chất đống cả năm bốc mùi hôi thối nhưng chưa được hỗ trợ đền bù.

Hỗ trợ Hà Tĩnh
Hơn 8 tấn sứa của Chị Nguyễn Thị Hồng, Chủ cơ sở Hồng Anh ở xã Thạch Bằng đã bị hư hỏng hoàn toàn

Mất ăn, mất ngủ vì sứa

Nhận được phản ánh của một số người dân xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện mùi hôi thối bốc ra từ các cơ sở kinh doanh, buôn bán sứa trên địa bàn khiến người dân bức xúc, PV Dân Việt đã có mặt tại một số cơ sở ở xã Thạch Bằng đang dự trữ số lượng lớn sứa biển.

Theo ghi nhận của PV tại đây có hàng trăm tấn sứa nằm rải rảc ở các cơ sở kinh doanh được các cơ sở bảo quản trong túi ni lông sau đó bỏ vào thùng xốp hoặc thùng gỗ. Do thời gian lưu trữ quá lâu nên toàn bộ số sứa đã bị hỏng hoàn toàn, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Chị Nguyễn Thị Hồng - Chủ cơ sở kinh doanh hải sản Hồng Anh ở xã Thạch Bằng nói: “Nhà tôi nhập hơn 8 tấn sứa từ tháng 4.2016, số sứa này chúng tôi đã có hợp đồng nhập cho một chủ cơ sở sản xuất ở Hà Nội.

Tháng 5.2016 giao hàng nhưng đùng một cái xảy ra sự cố môi trường biển nên toàn bộ số hàng này bị trả lại. Sứa để lâu ngày bị đổi màu, nước chảy ra ngoài, mùi hôi thối bốc lên khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm nặng. Nhưng bao nhiêu vốn liếng đổ vào giờ chưa được hỗ trợ để tiêu hủy”.

Không chỉ ở xã Thạch Bằng, tại xã Thạch Kim không ít tiểu thương đang đau đầu vì sứa để lâu bốc mùi hôi thối. Mặc dù cơ quan chức năng cũng đã kiểm kê, cân số lượng cụ thể nhưng tới nay vẫn chưa áp giá và hàng chục tấn sứa vẫn nằm trong kho bốc mùi hôi thối chưa được tiêu hủy.

Chị Nguyễn Thị Hòa ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà buồn rầu nói: “Gia đình tôi thu mua 10 tấn sứa, sau sự cố môi trường không bán được đành chất vào các hộp gỗ. Số sứa biển được dự trữ gần 1 năm nên đã hỏng hoàn toàn, bốc mùi hôi thối, tôi không dám đem đi đổ vì sợ nếu được đền bù thì không còn hàng để đối chứng. Dăm bữa nửa tháng dân lại sang kêu sứa bốc mùi khó chịu, nhưng chúng tôi cũng đành nói bà còn thông cảm chứ biết làm sao giờ”.

Sứa biển hỏng, bốc mùi hôi thối không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ cơ sở mà còn lan ra các hộ dân sinh sống liền kề, khiến người dân cũng hết sức bất bình.

Sứa biển

Hàng trăm tấn sứa thối lưu lại chờ… hỗ trợ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, hiện nay sứa biển tồn kho ở Hà Tĩnh hơn 839 tấn nếu được hỗ trợ 100% do tiêu hủy, ước tính khoảng 41 tỷ đồng, trong đó huyện Lộc Hà có số lượng lớn nhất. Tuy nhiên, cùng với một số hải sản khác trong đó có sứa biển chưa đủ điều kiện để thẩm định thiệt hại theo Quyết định 1880 của Chính phủ.

Ông Trần Văn Hiếu - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Bằng cho biết: “Hiện Thạch Bằng có 18 cơ sở sản xuất, kinh doanh sứa với gần 260 tấn sứa đang chờ áp giá”. Ông Hiếu còn cho biết thêm: “Thạch Bằng là một trong những địa phương có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hải sản đặc biệt là sứa biển, ảnh hưởng môi trưởng biển gây thiệt hại không nhỏ tới các cơ sở kinh doanh này”.

Còn theo báo cáo của UBND huyện Lộc Hà từ ngày 23.12.2016, Sở NNPTNT Hà Tĩnh cùng các đơn vị liên quan đã về kiểm kê số lượng sứa tại các cơ sở đông lạnh. Theo số liệu cân được trên địa bàn huyện thời điểm đó là 362 tấn sứa, hiện toàn bộ số sứa vẫn đang lưu giữ ở các cơ sở hải sản và đã hư hỏng hoàn toàn. Huyện Lộc Hà đã có kiến nghị lên tỉnh để tỉnh xin chủ trương để xử lý, hỗ trợ cho người dân.

Trong khi chờ cơ quan chức năng đưa ra hướng xử lý thì hàng chục hộ dân kinh doanh sứa biển ở xã Thạch Bằng và Thạch Kim vẫn đang đứng ngồi không yên phần vì mùi hôi thối từ sứa bốc lên làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh, phần thì vốn liếng đổ dồn vào sứa nên đành phải lưu lại chờ có phương án hỗ trợ.

Dân Việt
Đăng ngày 01/04/2017
Quỳnh Nga
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 17:09 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 17:09 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 17:09 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 17:09 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 17:09 07/11/2024
Some text some message..