Hải Dương: Trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi

Thời gian qua, nhà nông tại một số địa phương thuộc đồng bằng Bắc Bộ đã thí điểm áp dụng mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ kết hợp thu hoạch rươi - cho hiệu quả kinh tế vượt trội so với phương án chỉ đơn thuần trồng lúa.

rươi
Rươi là loài thủy sản cho giá trị kinh tế rất cao với giá thành có thời điểm lên tới gần 1 triệu đồng/kg. Ảnh urbanisthanoi

Rươi hay “lộc trời” là loài nhuyễn thể thuộc ngành Giun đốt vốn ưa sống trong môi trường nước mặn hoặc nước lợ, nhưng phải thật sạch. Thịt rươi rất giàu dinh dưỡng và thường được chế biến thành những món ăn ngon như chả, rươi chiên trứng, rươi kho, rươi xào, canh rươi, mắm rươi, nem rươi, …

Những năm gần đây, rươi xuất hiện tại các ruộng lúa ngày càng ít do thói quen canh tác sai lầm – lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật – khiến đất bị chai cứng, môi trường nhiễm độc, nhiều hệ sinh vật và côn trùng, bao gồm rươi không còn điều kiện phát triển.

Nhận ra vấn đề và được các chuyên gia, nhà khoa học tư vấn, người dân tại một số xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, TP. Hải Phòng,… đã bắt đầu chuyển đổi sang sản xuất lúa gạo theo phương thức canh tác hữu cơ – từ bỏ hóa chất và thay bằng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ,… Môi trường cũng nhờ vậy mà được cải tạo và phục hồi, giúp rươi sinh sôi trở lại.

Muốn tối ưu hiệu quả trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, bên cạnh việc lựa chọn những giống lúa chất lượng cao, nhà nông có thể chủ động bổ sung thêm rươi giống (mua từ các cơ sở sản xuất giống) vào ruộng để đảm bảo mật độ thả 250 – 300 con/m2. Do yêu cầu tiên quyết của quy trình canh tác hữu cơ là tuyệt đối không dùng hóa chất, việc duy trì và tăng cường nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây sẽ cần lượng phân bón hữu cơ hơn mức bình thường. Ngoài ra, nhà nông cũng cần thay đổi nhận thức - tránh làm sạch cỏ trên ruộng (nhất là bằng thuốc diệt cỏ), đồng thời phun thêm chế phẩm sinh học – chứa những vi sinh vật hữu ích (EM- effective microorganism) hoạt động mạnh khi được đưa vào môi trường và làm lệch sự cân bằng theo hướng có lợi.

lứa-rươi
Mô hình kết hợp lúa- rươi bước đầu cho kết quả khả quan. 

Tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương - được xem là "thủ phủ" của rươi, trong mùa vụ 2021, bà con ở đây đã áp dụng giải pháp chế phẩm sinh học do Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản cung cấp để cải tạo môi trường tại vùng trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi rộng 70 hecta. Kết quả sau 4 tháng phun hai loại chế phẩm Emina–P và BT–Emi được đánh giá là hết sức khả quan. Hầu hết các loại bệnh (đạo ôn, khô vằn, bạc lá, ...) và địch hại (rầy, sâu cuốn lá, ...) đều được kiểm soát tốt mà không gây ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của rươi trong ruộng. Theo ghi nhận cuối vụ, có những hộ đạt năng suất thu hoạch trung bình 15 – 18 kg rươi thương phẩm và 180 – 200 kg lúa trên 01 sào ruộng. Để so sánh, doanh thu từ 01 sào lúa được canh tác bằng phương thức thông thường chỉ đạt khoảng 1,75 triệu đồng, tức 49 triệu đồng/ha; trong khi cũng 01 sào lúa trong mô hình sản xuất lúa – rươi hữu cơ kết hợp lại mang về 1,4 triệu đồng từ lúa, cộng thêm 4 – 6 triệu đồng từ rươi, tổng đạt 5,4 – 7,4 triệu đồng/sào (151 – 207 triệu đồng/ha và 10,57 – 14,49 tỷ đồng/70 ha). Năng suất này thậm chí sẽ cao hơn nữa nếu bà con có thêm thời gian cải tạo đất – vốn đã bị nhiễm độc quá lâu – bằng vi sinh.

Mô hình thành công tại Tứ Kỳ thực sự đã mở ra một hướng đi mới rất hứa hẹn, đáng để các địa phương khác có cùng điều kiện thổ nhưỡng tham khảo và nhân rộng.

Khoa học & Phát triển
Đăng ngày 06/01/2022
Hải Đăng - Đức Quyết
Nuôi trồng

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 10:04 19/03/2025

Bền vững trong nuôi tôm công nghệ cao, hướng đi cho ngành thủy sản tương lai

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt cho đến tác động của biến đổi khí hậu, việc áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu.

Ao nuôi tôm
• 10:22 18/03/2025

Tăng sinh khối men vi sinh trong ngành nuôi trồng thuỷ sản có lợi gì?

Nuôi trồng thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm bệnh dịch, môi trường nuôi bị ô nhiễm, và hiệu quả tăng trưởng của đối tượng nuôi. Việc ứng dụng men vi sinh đã trở thành giải pháp hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe động vật thuỷ sản, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tăng năng suất nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:00 18/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 20:03 19/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 20:03 19/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 20:03 19/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 20:03 19/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 20:03 19/03/2025
Some text some message..