Hải sản Fukushima ra chợ

Lần đầu tiên sau thảm họa động đất sóng thần năm ngoái, hải sản có xuất xứ từ ngoài khơi bờ biển Fukushima được đưa vào bày bán tại các siêu thị địa phương, bất chấp mối lo ngại về ô nhiễm phóng xạ.

hải sả fukushima

Bạch tuộc và ốc biển có xuất xứ từ ngoài khơi bờ biển Fukushima được bày bán tại các siêu thị địa phương. Ảnh: AP

Theo hợp tác xã thủy sản Fukushima, bạch tuộc và ốc biển là hai loại hải sản đầu tiên được chính thức bày bán tại các siêu thị địa phương, sau khi trải qua nhiều lần kiểm tra phóng xạ.

"Chúng rất giòn và có vị khá ngon", Yasuhiro Yoshida, giám sát mặt hàng hải sản tại siêu thị York Benimaru, thành phố Soma, Fukushima, nói. Tính tới hôm qua, siêu thị này đã bán được khoảng 24 kg ốc và 34 kg bạch tuộc.

"Cảm giác hy vọng và lo lắng đan xen, tuy nhiên, tôi vẫn rất mãn nguyện khi thấy siêu thị bán hết hàng vào lúc 3 giờ chiều", Hirofumi Konno, một quan chức phụ trách bán hàng tại hợp tác xã thủy sản tại Soma, cho hay.

Konno hy vọng cua cũng sẽ sớm được bày bán sau khi trải qua các thử nghiệm hạt nhân của chính phủ. Tuy nhiên, ông thừa nhận, phải mất một thời gian nữa mong ước này mới có thể trở thành sự thực, thậm chí là hàng năm, đặc biệt là với các loại hải sản khác.

Theo Konno, lượng bạch tuộc và ốc được tiêu thụ trong lô hàng đầu tiên đã gần bằng một nửa so với trước khi xảy ra thảm họa. Mặt khác, ông cho rằng thành công bước đầu này là bởi người tiêu dùng muốn thể hiện sự ủng hộ với các ngư dân. Hiện tại, các sản phẩm có xuất xứ từ ven biển Fukushima vẫn chưa được chào đón ở những thành phố lớn như Tokyo.

Nobuyuki Yagi, giáo sư thuộc trường Đại học Tokyo, người đang nghiên cứu về ngành công nghiệp thủy hải sản sau thảm họa kép động đất sóng thần và hạt nhân, cho rằng mối quan tâm lớn nhất hiện tại là về những loại hải sản không bị nhiễm xạ và quan điểm tiêu dùng của người dân.

"Ngư nghiệp không thể tồn tại nếu người tiêu dùng không muốn mua hải sản. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng Fukushima đang nỗ lực cải thiện tình hình", ông nói trong bài phát biểu hồi đầu tháng.

Sau thảm họa hạt nhân, hình ảnh của những sản phẩm có xuất xứ từ Fukushima đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và người tiêu dùng, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ, đang tránh sử dụng thực phẩm của Fukushima.

"Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài", AP dẫn lời ông Konno.

Thảm họa động đất sóng thần hồi năm ngoái đã khiến khu vực bờ biển đông bắc Nhật Bản bị tàn phá nghiêm trọng, khiến hàng chục nghìn người phải tìm nơi ở mới. Toàn bộ các thị trấn ở tỉnh Fukushima đã bị ô nhiễm bởi phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, nơi có ba lò phản ứng bị hư hại.

VNE
Đăng ngày 28/06/2012
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 03:30 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 03:30 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 03:30 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 03:30 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 03:30 28/01/2025
Some text some message..