Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra

Những năm gần đây, bệnh gan thận mủ hoành hành trên cá tra gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, thậm chí nhiều trường hợp tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thương phẩm lên đến hơn 50%. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do người nuôi thả giống mật độ cao, môi trường bị ô nhiễm, mầm bệnh không được xử lý triệt để trước khi thải ra sông, rạch… Để hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ gây ra gây ra nhằm hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận trong nuôi cá tra thì bà con nuôi cá cần theo dõi, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố gây bệnh.

cho cá tra ăn

Phòng bệnh gan thận mủ cho cá tra

Trước đây, bệnh gan thận mủ trên cá tra thường xuất hiện vào đầu mùa mùa mưa, cao điểm vào tháng 8-10 hàng năm và xuất hiện trên cá tra lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh gan thận mủ xuất hiện gần như quanh năm và bệnh xảy ra trên cả cá giống. Trong các giai đoạn bệnh thì tỷ lệ hao hụt trên cá tra giống là lớn nhất với tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn này lên tới 90%.

Đối với hoạt động ương nuôi cá tra, việc theo dõi chặt chẽ đàn cá nuôi có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh gan thận mủ nhằm có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng cá chết hàng loạt. Khi bệnh cá thường có hoạt động bất thường như: hoạt động của cá thay đổi, cá nổi đầu hay tập trung ở khu nước chảy, cá giảm ăn hay bỏ ăn bất thường, nhảy lên mặt nước. Tuy nhiên, cá tra chỉ có thể được xác định bị bệnh gan thận mủ khi có dấu hiệu bệnh lý là những đốm trắng xuất hiện trên gan, thận và tỳ tạng.

Trong quá trình nuôi, việc thường xuyên kiểm tra và theo dõi đàn cá nuôi có thể giúp cho người nuôi phát hiện bệnh sớm trước khi cá chết hàng loạt. Một vài dấu hiệu bất thường cần chú ý như: hoạt động của cá thay đổi do bị sốc, cá nổi đầu hay tập trung ở khu vực nước chảy, giảm ăn hoặc bỏ ăn, nhảy lên khỏi mặt nước. Khi cá tra nhiễm bệnh gan thận mủ, người nuôi có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý là những đốm trắng xuất hiện trên gan, thận và tỳ tạng.

Thả giống mật độ cao trong các hệ thống nuôi cá tra thâm canh làm cho cá bị sốc và gây nên những biến đổi về môi trường là điều kiện thuận lợi cho bệnh gan thận mủ bộc phát. Người nuôi cần theo dõi hoạt động, biểu hiện của cá trong điều kiện nhiệt độ mà bệnh gan thận mủ dễ bùng phát (28-300C). Khi điều kiện môi trường xấu cần đưa ra biện pháp điều chỉnh thích hợp bằng các biện pháp như thay nước mới, cấp thêm nước vào ao.

Chế độ ăn không phù hợp dễ làm tăng độ mẫn cảm của cá tra đối với vi khuẩn E. ictaluri gây ra bệnh gan thận mủ. Bởi nếu cho cá ăn quá nhiều thì lượng thức ăn dư thừa thải ra môi trường bên ngoài sẽ làm tích tụ chất cặn bã gây nên ô nhiễm cho ao nuôi, từ đó làm cho cá dễ mẫn cảm với mầm bệnh. Khi cá ở giai đoạn nhỏ (50-80g) cho ăn tối đa khoảng 5% trọng lượng cơ thể, cá lớn khoảng 2% trọng lượng cơ thể. Không cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ nước thấp hay cho ăn vào giữa trưa khi mặt trời lên cao.

Sự tích tụ chất thải từ thức ăn dư thừa sẽ sinh ra độc tố khi phân hủy làm ảnh hưởng trực tiếp đến cá và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Do vậy không nên thả cá giống với mật trên 60 con/m2, cần phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như Oxy, pH, nhiệt độ, NH3, độ mặn… ít nhất 1 lần/tuần vào những thời điểm nhất định trong ngày. Khi thấy cá nuôi có những dấu hiệu bất thường, việc ngưng cho cá ăn hoặc giảm lượng thức ăn có thể là một biện pháp tốt để hạn chế tình trạng cá chết.

Hạn chế dịch bệnh lây lan

Khi mua cá tra giống thả nuôi cần chọn những cơ sở uy tín, được cơ quan Thú y kiểm dịch có kết quả âm tính đối với các mầm bệnh nguy hiểm; đặc biệt không chọn cá giống đã nhiễm bệnh gan thận mủ. Cá giống cần được quan sát cẩn thận, mỗi biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng bệnh ở cá phải được xử lý kịp thời. Sau khi vận chuyển cá tra giống về cơ sở nuôi cần chú ý loại bỏ những con cá bị xây xát nhiều, đồng thời tắm cá giống qua nước muối nồng độ 0,5% trong 5-10 phút trước khi thả nuôi.

Tình trạng cá chết do bị bệnh (nhất là bệnh gan thận mủ) được người nuôi vứt ra sông, bán cá chết cho những hộ nuôi cá chim hay chôn không đúng cách đã tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác. Vì vậy, để hạn chế việc lây lan mầm bệnh người nuôi cá tra cần khử trùng các dụng cụ nuôi cá bằng Chlorine nồng độ 10-15 g/m3 trong 30 phút, phát hiện cá chết phải vớt ra khỏi ao ngay và chôn vào hố cách ly có rải vôi sống (CaO) để tiệt trùng, và nước thải từ ao cá bệnh cần được diệt khuẩn trước khi thải vào các kênh, sông.

Khi cá tra đã bị bệnh gan thận mủ thì sẽ rất dễ nhiễm các mầm bệnh khác như: ký sinh trùng, bệnh xuất huyết và bệnh trắng gan, trắng mang… làm tình trạng cá chết càng nặng hơn. Do đó, người nuôi cần quan sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của cá để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp hữu hiệu phòng trị bệnh. Và để điều trị bệnh gan thận mủ trên cá tra cần phải sử dụng đến kháng sinh, tuy nhiên việc lựa chọn kháng sinh điều trị hiệu quả, tránh việc sử dụng kháng sinh đã bị lườn thuốc cần dựa vào kết quả làm kháng sinh đồ.

Bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở ĐBSCL do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Đầu tiên loại vi khuẩn này được phân lập trên cá nheo Mỹ (Ictalurus furcatus) gây bệnh nhiễm trùng máu, trên cá trê trắng (Clarias batrachus) ở Thái lan và trên một số loài cá da trơn khác. Vào năm 1998, bệnh gan thận mủ bắt đầu xuất hiện ở các vùng nuôi cá tra thâm canh phát triển mạnh ở các tỉnh ĐBSCL của nước ta như An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ, sau đó bệnh này lan dần sang các vùng nuôi cá tra lận cận và xuất hiện khắp toàn vùng có nuôi cá tra thâm canh.

Tiền Giang, 08/11/2015
Đăng ngày 09/11/2015
Thành Công
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 15:30 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:30 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 15:30 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:30 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 15:30 05/11/2024
Some text some message..