Trong nhiều năm trước đây, câu chuyện về những hồ tôm thu lãi mỗi vụ hàng trăm triệu đồng ở vùng đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô, tỉnh TT - Thiên Huế là một điều hết sức bình thường, hiện tình cảnh ở đây lại hết sức bi đát.
Ông Phạm Hữu Phước là 1 trong 2 người nuôi tôm vẫn cầm cự cho đến lúc này vì có đầy đủ hồ lắng và hồ xử lý nước cho nuôi tôm. Tuy vậy năng suất thu hoạch tôm của ông Phước cũng giảm dần, phần vì chất lượng nguồn giống bấp bênh, phần vì thời tiết. Nguyên nhân cốt lõi của tình trạng này là do vị thế địa hình và môi trường không còn phù hợp để nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Đây cũng là nguyên nhân chính cho những thất bại vừa qua của các hộ nuôi tại đây.
Hiện có đến cả chục hồ tôm ven đầm Lập An tỉnh Thừa Thiên Huế bị bỏ hoang. Nếu không xử lý được nguồn nước, dịch bệnh để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm giống, các hộ không nên nuôi tôm trong hoàn cảnh hiện nay.
Nước thải đổ thẳng ra đầm mà không qua hệ thống xử lý nào
Đây là vùng nuôi không được cấp phép tức là nuôi ngoài quy hoạch, khu vực đang được nuôi tôm tự phát hiện nay đang được đưa vào quy hoạch chi tiết, xây dựng quy hoạch ven đường phía tây đầm Lập An thị trấn Lăng cô. Vì vậy trong khi chờ đợi những dự án đầu tư mới thì việc nuôi tôm không được khuyến khích.
Từ cuối năm 2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quy đinh số 72, quy định về nuôi tôm thẻ chân trắng trên Đầm Phá Tam Giang và Lăng Cô, theo đó cơ sở nuôi tôm bắt buộc phải nằm trong vùng quy hoạch, phải đăng ký và được sự phê duyệt của chính quyền địa phương. Tuy nhiên áp lực sinh kế buộc người dân phải trông chờ vào sự may rủi của những hồ tôm còn sót lại ven Đầm Lập An.