Hàng ngoại đắt hơn hàng nội hơn 30% vẫn được bán chạy, tại sao?

Việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước đã giúp nhiều hàng hóa Việt Nam, trong đó có nông, thủy sản rộng cửa ra thế giới.

king crab
Cua King crab hay còn gọi là cua Hoàng Đế Alaska có giá hơn 2 triệu đồng/kg, nhập khẩu từ Mỹ/Canada. Ảnh minh họa

Ở chiều ngược lại, thị trường trong nước cũng đang đón nhận nhiều hàng hóa nông, thủy sản từ các nước, đặc biệt là các quốc gia có hợp tác thương mại với Việt Nam, tạo thêm sự phong phú mặt hàng, thêm lựa chọn cho người tiêu dùng.

Phong phú hàng nhập ngoại

Trong những ngày giữa tháng 11, tại cửa hàng hải sản Hoàng Gia (đường Tô Hiến Thành, quận 10, TPHCM), cua lông Thượng Hải có giá gần 900.000 đồng/kg vẫn đắt hàng. Một nhân viên của cửa hàng cho biết, do mùa thu hoạch cua lông rất ngắn nên nhiều người muốn thưởng thức phải đặt trước mới có. Không chỉ cua lông, nhiều mặt hàng thủy hải sản ngoại nhập cao cấp khác như cua King crab có giá hơn 2 triệu đồng/kg, tôm hùm Nam Úc có giá khoảng 2,4 triệu đồng/kg, tôm hùm Tây Úc giá khoảng 2,3 triệu đồng/kg, cá bơn Hàn Quốc giá khoảng 800.000 đồng/kg… cũng xuất hiện ngày càng nhiều tại các cửa hàng hải sản. .

Chị Tô Thị Ngọc Bích (quận Gò Vấp) cho hay: “Nếu so với các sản phẩm cùng loại của Việt Nam thì sản phẩm nhập khẩu mắc hơn, nhưng bù lại yên tâm về chất lượng, lại được nhân viên bán hàng tư vấn cách chế biến, sơ chế”.

Cần kiểm soát tiêu chuẩn, chất lượng

Theo ông Trần Văn Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH TMQT Hải sản Hoàng Gia, hiện công ty bán hơn 50 loại hải sản tươi sống từ nhiều nước trên thế giới như bào ngư Hàn Quốc, bào ngư Úc, sò điệp Nhật Bản, cua nâu Ireland, ốc bulot Ireland, hàu Canada, hàu Mỹ… Để có sản phẩm tươi sống, công ty phải tìm hiểu những sản phẩm nước ngoài có đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phù hợp với thời tiết, môi trường, có khả năng sống khỏe trong quá trình vận chuyển về Việt Nam hay không, mới quyết định nhập khẩu. Với một số sản phẩm chưa nhập về Việt Nam lần nào, công ty phải xin phép thành lập hội đồng khoa học để trình bày, thuyết trình về loại thủy sản đó trước hội đồng của Bộ NN-PTNT. Quá trình được hội đồng khoa học chấp nhận thông qua, cấp giấy phép khoảng 6-12 tháng.

ốc Bulot Ireland
Ốc Bulot Ireland là một loại hải sản được đánh bắt tại khu vực biển thuộc địa phận Bắc Âu. Hiện nay được bày bán khá phổ biến tại các cửa hàng hải sản Việt Nam.

“Nhờ Việt Nam tham gia nhiều FTA với các nước, nhiều sản phẩm nông, thủy hải sản ngoại được giảm thuế nên hiện các sản phẩm đã có giá rẻ hơn nhiều so với cách đây vài năm. Đánh giá dư địa phát triển còn nhiều nên công ty vẫn thường xuyên tìm kiếm sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước”, ông Trường nói.

Theo một doanh nghiệp Việt Nam chuyên nhập khẩu nông, thủy hải sản ngoại, gần 2 năm nay, thị trường nông sản, thủy hải sản ngoại tươi sống rất sôi động. Đây là kết quả của việc Việt Nam đã tham gia nhiều FTA. Thời gian gần đây, lượng nông, thủy hải sản nước ngoài nhập khẩu ngày càng nhiều vào Việt Nam còn do chính các lãnh sự quán, đại diện thương mại các nước tổ chức các buổi kết nối, tọa đàm, hội thảo xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm của nước họ tới người tiêu dùng Việt Nam.

Nhiều đại sứ quán còn thường xuyên chia sẻ các thông tin về sản phẩm, mùa vụ, thị trường để kết nối doanh nghiệp 2 nước hợp tác, xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần tăng cường kiểm soát việc tuân thủ các quy định về môi trường, quản lý tiêu chuẩn sản phẩm và nhiều quy định khác liên quan đến chất lượng hàng hóa nông, thủy hải sản nhập ngoại để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam.

 Bộ NN-PTNT cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam ước đạt 35,6 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam đã chi hơn 1,2 tỷ USD để nhập khẩu rau quả từ các nước, tăng 14,6% so với cùng kỳ; thủy sản nhập khẩu đạt 1,6 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ 2020.

Theo Đại sứ quán New Zealand, Việt Nam nhập khẩu nhiều loại thủy sản đông lạnh từ nước này như sò 2 mảnh vỏ, mực, cá, paua, tôm hùm, hàu, cá ngừ… Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp 2 nước, năm 2020, Đại sứ quán New Zealand, Bộ NN-PTNT và Bộ Tài chính đã ký kết Thỏa thuận hệ thống chứng nhận điện tử dành cho các sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm xuất, nhập khẩu của 2 nước. Đây là phương pháp trao đổi thông tin, đồng thuận trực tuyến giữa Chính phủ 2 nước nhằm tạo thuận lợi thông quan cho các mặt hàng nông, thủy sản và thực phẩm.

Việc trao đổi các dữ liệu chứng nhận điện tử giúp đơn giản hóa quy trình xuất nhập khẩu các mặt hàng, đẩy nhanh quá trình thông quan, giảm giá thành, tăng cường độ tin cậy và tính minh bạch; đồng thời giảm đến mức thấp nhất nguy cơ gian lận trong giao thương hàng hóa. Hiện nay, Bộ Các ngành cơ bản của New Zealand và Bộ NN-PTNT Việt Nam đang nhanh chóng hoàn tất thủ tục cấp phép nhập khẩu cho trái dâu và bí ngòi New Zealand vào Việt Nam.

Báo Sài Gòn giải phóng
Đăng ngày 03/12/2021
Thanh Hải
Kinh tế

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 00:00 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 00:00 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 00:00 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 00:00 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 00:00 20/04/2024