Hàng tấn tôm hùm Australia mắc kẹt tại sân bay Trung Quốc

Nhà xuất khẩu Australia lo ngại tôm hùm sẽ chết tại các sân bay Trung Quốc khi quy trình kiểm tra hàng hóa nhập khẩu bị siết chặt.

Tôm hùm Australia
Tôm hùm được đánh bắt tại vùng biển Cooktown Australia. Ảnh: Abc.

Hàng tấn tôm hùm sống vận chuyển từ Australia đã bị mắc kẹt tại các sân bay và khu vực thông quan của Trung Quốc trong khi chờ giới chức nước này hoàn tất các quy trình kiểm định.

Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud cho biết Trung Quốc đang kiểm tra từ 50% đến 100% lượng tôm hùm từ Australia với lý do lo ngại về các nguyên tố vi lượng và kim loại nặng có trong hải sản. Ông Littleproud nhấn mạnh việc chính phủ Australia cân nhắc khả năng đưa vấn đề lên WTO giải quyết nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

"Australia là một quốc gia công bằng, tuân thủ các quy tắc của WTO và chúng tôi mong đợi các đối tác thương mại cũng làm điều tương tự", ông Littleproud nói.

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho biết chính phủ nước này đang tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Tuy nhiên ông Simon cũng đưa ra cảnh báo cho rằng Trung Quốc có khả năng vi phạm quy tắc thương mại quốc tế khi phân biệt đối xử với các sản phẩm từ Australia thì sẽ vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế.

"Tất cả các nhà nhập khẩu phải tuân theo các nguyên tắc bình đẳng và không được có các hoạt động sàng lọc phân biệt đối xử với hàng hóa của một quốc gia cụ thể", Bộ trưởng Simon Birmingham nói.

Tom Cosentino, Giám đốc điều hành của Southern Rocklobster Limited, cho biết các lô hàng tôm hùm Australia đã bị trì hoãn thông quan do các nhà chức trách Trung Quốc siết chặt quy trình kiểm tra hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

"Trong khi một số lô hàng đã được thông quan, nhiều quy định kiểm tra hải quan mới sắp được áp dụng sẽ khiến lượng lớn tôm hùm bị kẹt lại ở các sân bay Trung Quốc trong thời gian tới. Để giảm thiểu rủi ro này, đa số các nhà xuất khẩu đã đưa ra quyết định ngừng gửi các lô hàng mới đến Trung Quốc cho đến khi biết thêm về quy trình mới", ông Cosentino nói.

Ông Cosentino cho biết lượng thông tin ít ỏi được tiết lộ cho thấy quy trình kiểm định mới của các nhà chức trách Trung Quốc bao gồm các bài xét nghiệm và đánh giá chất lượng đối với hải sản nhập khẩu vào nước này.

Kyri Toumazos, giám đốc điều hành của Northern Zone Rock Lobster Fishery ở niềm nam Australia, cho biết hải sản có thể bị hỏng nếu quá trình thông quan diễn ra chậm chạp.

"Chúng tôi đang xuất khẩu tôm hùm chất lượng cao nhất trên thế giới và chúng tôi không muốn thương hiệu của mình bị ảnh hưởng. Vì vậy, chúng tôi muốn quá trình đó diễn ra nhanh chóng nhưng tình hình hiện tại không có gì lạc quan cả", ông Toumazos nói

"Nếu không có Trung Quốc, thị trường nội địa không thể tiệu thụ khối lượng hải sản mà chúng tôi dự định đánh bắt. Vì vậy chúng tôi cần giải quyết vấn đề này càng nhanh càng tốt, nếu không ngành khai thác tôm hùm phải chịu tổn thất to lớn", ông Toumazos nói thêm.

Clint Moss, một ngư dân ở Lancelin, niềm tây Australia cho biết anh đã nhận được email từ Hợp tác xã ngư dân địa phương vào chiều ngày 31/10. Moss được thông báo rằng do sự chậm trễ trong thủ tục thông quan, nên đội tàu địa phương sẽ ngừng hoạt động trong 6 ngày.

Moss cho biết việc đánh bắt tôm hùm đã bị ngừng vài lần trong năm nay do ảnh hưởng của Covid-19 nhưng thông báo trên vẫn gây ra một cú sốc với anh và các ngư dân. "Thành thật mà nói, tôi cảm thấy khá hoang mang".

Moss cho biết chỉ tiêu sản lượng đánh bắt hải sản đã bị hạ xuống trong năm nay do Covid-19 và nếu thị trường Trung Quốc bị mất thì đó "chắc chắn là năm tồi tệ nhất trong lịch sử của ngành thủy sản". Ngành công nghiệp tôm hùm ở miền tây Australia trị giá 500 triệu USD, với phần lớn sản lượng đánh bắt được xuất khẩu mỗi năm.

Tại Tasmania, ngư dân đánh bắt tôm hùm Squizzy Taylor cho biết anh hy vọng việc chậm trễ thông qua "chỉ là trục trặc" nhỏ. Taylor cho biết doanh nghiệp của gia đình anh đã chuyển hướng vào thị trường nội địa trong năm nay, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính giúp doanh nghiệp tồn tại.

Không chỉ tôm hùm, các ngành hàng gồm than, bông, lúa mạch, lúa mì và thịt bò của Australia đã gặp trở ngại trong quá trình nhập khẩu vào Trung Quốc kể từ đầu năm 2020.

Bộ trưởng Thương mại Birmingham cho biết đã nỗ lực sắp xếp các cuộc đối thoại với người đồng cấp Trung Quốc trong nhiều tháng trở lại đây nhưng đều bị phớt lờ.

Quan hệ Trung Quốc và Australia gia tăng căng thẳng trong năm nay khi Australia thông qua luật chống sự can thiệp của nước ngoài, cấm Huawei tham dự vào quá trình xây dựng mạng 5G. Đồng thời, quốc gia này cũng đề xuất tiến hành điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch Covid-19 khiến mối quan hệ của Australia với Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Đáp lại Trung Quốc đã áp đặt mức cao với hàng nông sản Australia, trong đó mức thuế 80% được áp dụng với lúa mạch.

ngoisao.net
Đăng ngày 04/11/2020
Sơn Nam
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 22:32 05/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 22:32 05/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 22:32 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 22:32 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 22:32 05/02/2025
Some text some message..