Hành trình khám phá những sinh vật lạ

Khám phá để hiểu thêm những giá trị của thế giới động thực vật ở Vườn quốc gia Vũ Quang không chỉ là nhiệm vụ mà còn niềm say mê của những cán bộ nghiên cứu khoa học ở Khu vườn này. Gần đây nhất một chuyến đi điều tra về nhóm bò sát và lưỡng cư lại đưa tới cho mọi người những thông tin khá thú vị.

suối ngầm
Suối ngầm Cây Du nơi thử thách trong cuộc hành trình. Ảnh: Quốc Tuấn

Gian nan trèo đá băng ngầm

Từ khi tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, anh Nguyễn Thanh Sơn được phân công về làm cán bộ nghiên cứu khoa học ở Vườn quốc gia Vũ Quang càng thấm thía thực tiễn qua “mắt thấy” và “tay sờ” đối với những động thực vật hàng ngày quanh mình. Sơn phác thảo cho tôi vài nét: Vườn quốc gia Vũ Quang nằm trong dãy Giang Màn thuộc hệ thống núi Bắc Trường Sơn, diện tích 56.915ha, trong đó có tới 52.881ha rừng đặc dụng.

Đây là một khu rừng tự nhiên còn mang tính nguyên sinh, giàu tính đa dạng sinh học và đặc hữu của vùng rừng nhiệt đới. Không chỉ có nhiều chim, thú quý hiếm mà còn có cả Sao La, loài vật đã ghi vào sách đỏ. Sự khám phá về cái mới sinh vật học ở đây là vô hạn. Trên bàn làm việc của Sơn và nhóm cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm sinh ở đây lúc nào cũng đầy bản thảo, sách vở, tài liệu và những băng hình đã được các anh sao chép và lưu giữ trong các ổ đĩa trên máy vi tính.

Rồi Sơn đưa cho tôi xem đủ các bức ảnh về sóc, chồn, khỉ, chim, cá, ếch, rắn… và kể cho tôi cùng anh bạn phóng viên nghe về cuộc hành trình điều tra nhóm bò sát và loài lưỡng cư ở tuyến Khe Cận (tiểu khu 176) khu rừng quốc gia Vũ Quang: “Hành trình để thực hiện cho những nội dung nghiên cứu năm nay bắt đầu từ trung tuần tháng bảy. Vũ Quang những dịp này trời thường hay đổ mưa và hay có những cơn mưa lớn đột ngột. Tuy vậy anh em đã quen với nghiệp đi rừng nên đội hình và lịch trình vẫn không thay đổi”.

Anh Thái Cảnh Toàn một cán bộ trong đoàn diễn giải cho chúng tôi nghe những khó khăn về ngoại cảnh và quyết tâm của người ra đi. Đoàn có 7 người, ngoài 5 cán bộ của Vườn quốc gia Vũ Quang còn có hai cán bộ chuyên gia nghiên cứu sinh Trường đại học Vinh là Đậu Quang Vinh và Hoàng Quốc Dũng.

Xác định mẫu các loài động vật. Ảnh: Quốc Tuấn
Xác định mẫu các loài động vật. Ảnh: Quốc Tuấn

Tiên lượng trước việc ăn ngủ trong rừng là sự gian khổ không kém gì người tiền sử, vì thế mọi công tác hậu cần đã được chuẩn bị khá chu tất. Chị Phan Quỳnh Anh, một phụ nữ duy nhất trong đoàn được giao nhiệm vụ này. Ngoài dụng cụ nồi niêu, bát đĩa, các tư trang cá nhân như tăng, võng, quần áo dép nhựa rọ, thuốc chống vắt, thuốc chống cảm đã được trưởng đoàn kiểm tra kỹ từng người trước lúc hành quân.

Khi con gà rừng cất tiếng gáy, cũng là lúc anh lái xe của đơn vị đến sắp xếp hành lý gọn gàng vào xe và nổ máy mời mọi người lên đường. Xe như trôi trong tĩnh lặng của những cánh rừng yên ả. Bốn phía dày đặc màn sương trắng đến rợn người. Khi ô tô đến trạm Sao La (Mạn Chạn) sương sớm vẫn chưa tan hẳn, nhưng đã nghe tiếng vượn gọi con, tiếng chim “bắt cô trói cột” từ trên ngọn cây cao vọng xuống…

Trưởng đoàn Nguyễn Thanh Sơn vui vẻ động viên: “Bây giờ chúng ta mới thực sự vào cuộc đấy. Gắng tập đi bộ cho mau đói rồi ta xơi thịt ngan cho ngon miệng”. Tất cả anh em đều cười, dầu trên vai mình khoác hành lý hơn 15kg và cự ly đi bộ được dự báo trước hơn 30km.

Đến bây giờ nhớ lại mọi người vẫn chưa hoàn hồn, khi cùng dìu nhau qua suối ngầm Cây Du. Suối ngầm Cây Du là ngầm lớn và sâu nhất của khu rừng Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, với chiều rộng khoảng 25m, độ sâu hơn 1m. Xung quanh ngầm mọc nhiều cây cổ thụ lớn như lim dổi, táu, chò chỉ. Trên miệng ngầm xuất hiện nhiều tảng đá mồ côi có niên đại hàng triệu năm đã được phủ rêu xanh.

Những người trong đoàn đều biết bơi cả nên không ai sợ bị chìm ở ngầm này, nhưng sợ nhất vẫn là băng qua tảng đá vừa gồ ghề vừa lầy lụa rêu trơn như mỡ đổ. Để tránh những tai hoạ khó lường, người đi trước cố gắng dùng dụng dao, rựa kỳ cọ các lớp rêu trên để tạo chỗ đứng thật vững, dìu người sau lên. Kỹ thuật “phát hoang rêu mỡ” và dùng que dài để “làm tay vịn” chẳng có trong sách vở, các anh tự “phát kiến” lấy, nhưng buộc những tảng đá lì lợm đó phải quy phục.

Vượt qua ngầm Cây Du, mặt trời đã rọi xuống đỉnh đầu. Bụng người nào người nấy đã thấy cồn cào, tất cả đều chung tay “làm anh nuôi” nhóm bếp thổi lửa. Chỉ buồn một nỗi hai chú ngan mang theo dọc đường đã “ngủ thiếp” tự bao giờ. Hiếm hoi thực phẩm nên bữa tiệc “ngan” với gia vị hành phi mỡ và nấu nước suối rừng, trong bữa cơm giữa rừng đầu tiên ai cũng tấm tắc khen ngon.

Gặp nhông Xanh và rắn lục

Cơm nước xong, tất cả lại tiếp tục hành quân, đến ngầm Thung Đày mọi người thấm mệt, bẻ lá cây rừng ngồi nghỉ giải lao. Bỗng anh Thái Cảnh Toàn phát hiện một con kỳ nhông đang lặng lẽ bò qua một bụi cây rậm phía trước chân mình. Nhanh như cắt, Toàn chộp ngay được con kỳ nhông.

Mọi người vây lấy xem con kỳ nhông. Bị tấn công  bất ngờ, con kỳ nhông tỏ vẻ giận giữ, những phản ứng tự vệ bẩm sinh nổi lên. Mắt mở to tròn như mắt ếch, toàn thân kỳ nhông màu xanh như lá chuối non, đầu và lưng nổi lên những hàng gai nhọn và sắc. Khi Toàn chụp ảnh xong, họ bỏ gọn nó vào túi đồ nghề rồi tiếp tục đi. Càng vào sâu càng hiện rõ những nét hồng hoang nguyên thuỷ, những mùi hoa lạ sực nức bay ra, lẫn trong tiếng đàn ong rù rì đi lấy mật. Vinh người đi đầu trong nhóm nói to: “Rắn lục”...

Nghe vậy, tất cả dừng chân và hướng theo tay chỉ của Vinh và thấy trên một thảm cỏ nhỏ nhoi ở sát vệ đường  một chú rắn lục đang nằm phơi bụng sưởi nắng. Dường như tắm nắng là thú khoan khoái của loài rắn này, nên thấy bóng người con rắn lục này vẫn tỏ ra không hay biết gì cả. Từ lâu không chỉ các nhà nghiên cứu khoa học mà người dân cũng biết rắn lục là  loài rắn cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần sơ ý, rắn lục có thể cắn chết người. Lúc này đây con rắn lục lạ này lại có thân thể cường tráng hơn con rắn lục bình thường. Mình nó dài khoảng 8cm, to hơn ngón chân cái. Trưởng đoàn Nguyễn Thanh Sơn bảo: “Để tóm được con rắn này việc bắt phải rất cẩn thận và không cần nhiều người chỉ cần anh Vinh lại gần đối thủ là được”.

Rồi Sơn chuẩn bị chu đáo từ giày mũ, găng tay đến chiếc panh dài để bắt rắn. Vinh vừa hồi hộp nín thở, vừa đi rón rén những bước đi thật chậm, không gây tiếng động. Nhờ làm đúng động tác nên bất thình lình chiếc panh “khủng” của Vinh đã kẹp ngay vào đầu rắn, khiến cho con vật chỉ biết ngoe ngẩy đuôi. Đối với con rắn lục này, sau phần chụp ảnh lưu giữ thì “chuồng bảo hộ” được quản lý cẩn thận hơn. Ngoài hai lớp túi nilon, rắn lục còn được cho ở riêng với chiếc bao tải dày, được viền kỹ bốn góc.

Đi đường gặp được hai loài động vật kỳ nhông xanh và rắn lục “khủng”, anh em trong đoàn ai càng phấn chấn, tự tin. Khi qua dốc Nguyệt Đức thì trời đã xế chiều, trước mặt các anh hiện lên một cánh rừng nguyên sinh mênh mông và tầng tầng, lớp lớp những loài cây cổ thụ, trong đó có những cây lim, cây dổi, cây táu hàng trăm tuổi với độ cao từ 20 - 30m, đường kính từ 1 - 1,2m.

Vào đỉnh Khe Lạnh, tất cả đặt hành lý xuống và chính thức tập sống theo môi trường “Cuộc sống nơi hoang dã”. Họ xác định mô đất thích hợp nhất, để chặt nứa tre dựng lán. Những chiếc lều bạt được căng thành dãy dài giống như những đội hình người lính đánh giặc Trường Sơn năm xưa. Cũng gió mát, cũng trăng rừng soi qua kẽ lá, cũng rì rào tiếng suối chảy ru các cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa.   

Một loài ếch lạ ở Khu bảo tồn Vũ Quang. Ảnh: Quốc Tuấn.
Một loài ếch lạ ở Khu bảo tồn Vũ Quang. Ảnh: Quốc Tuấn.

Tiếp cận loài lưỡng cư về đêm

Anh Nguyễn Viết Hùng cho biết: “Để hoàn thiện đề tài điều tra, giám sát về loài lưỡng cư được thành công trong chuyến đi này, đoàn công tác lại phải thay đổi lịch làm việc bằng ban đêm. Bởi loài lưỡng cư thường sinh hoạt về đêm”. Đêm thứ hai đẹp trời ở khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang đã trở thành một kỷ niệm sâu sắc trong cuộc hành trình tuy ngắn ngủi nhưng được tận hưởng một thế giới rất riêng của rừng thiêng. Bây giờ hầu hết các loài vật đã chui vào tổ ấm để nhường chỗ cho ếch nhái hoạt động.

Trên các tán cây cao, trăng nằm sóng soải cùng cành cây, ngọn lá, dọc bờ suối trăng bàng bạc dát lân tinh. Càng về khuya, họ nhà ếch càng lớn tiếng gọi bạn tình và hát đồng ca ồn ã cả khu rừng. Hùng lặng lẽ đi dọc bờ suối, cầm đèn pin soi qua bụi cây, hốc đá, bờ cỏ. Bỗng anh phát hiện được một con ếch nhão đang nằm trên một tảng đá xám giữa dòng suối. Hùng rọi thẳng ánh đèn vào đôi mắt ếch, khiến ếch loá mắt không kịp nhảy xuống nước. Con ếch nhão lẹ làng nằm gọn trong túi nilon của Hùng.

Nó to gấp rưỡi ếch đồng, da màu xám, có độ nhầy. Sau gần ba tiếng đồng hồ tích cực, cuộc tìm kiếm của các anh đã thu thập được 3 con ếch lạ, ba mẫu hình, trọng lượng khác nhau. Có con ếch da màu đen láy nhưng hình thù chỉ to hơn ngón chân người một tí. Anh Hùng bảo tôi: “Đặc điểm của loài ếch tí hon này thường bám vào tảng đá dòng nước chảy và chúng thường đẻ trứng vào trong các hốc đá sâu và kín nhất”.

Cũng ngay trong đêm ấy anh Dũng, anh Vinh đi dọc bờ suối tiếp tục dùng đèn pin quét ngang, lia dọc từng địa phận có thể loài lưỡng cư đang hoạt động. Thật “hên” cho hai anh gặp ngay một con rồng đất đang bò chậm chạp trên một đám cỏ. Con rồng đất lạ này dài hơn 20cm, đuôi nhọn dài, dưới bụng màu vàng óng. Con rồng hoạt động thích nghi theo thay đổi màu sắc của môi trường...

Đã quá 12 giờ đêm, khi chân trèo đá và lội suối đã mỏi nhừ, bụng đã đói cồn cào, mọi người đưa mì ra ăn cho đỡ đói, bỗng dưới đám lá khô nghe tiếng kêu “oạp oạp ” thì té ra chú “cóc mày” đang muốn “kết nạp hội tham gia nghiên cứu”.

Trưởng đoàn Nguyễn Thanh Sơn bảo tôi: “Sau những đêm lặn lội tìm kiếm đầy vất vả ấy, mấy ngày hôm sau chúng tôi tập trung xử lý mẫu vật bằng các công đoạn: chụp ảnh, làm chết mẫu vật bằng hoá chất, lấy mẫu AND đựng vào các khay. Tiêm hoá chất và bảo quản thật cẩn thận an toàn”.

Trong 6 ngày 5 đêm sống trong khu vườn Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang chịu cảnh “nếm mật, nằm gai” và lúc quay về trời nổi bão, nước suối dâng to, nhưng đoàn vẫn thoát hiểm được và về tới đích an toàn.

Cái quý nhất của họ trong chuyến đi thực tế này đã đóng góp thêm cho khoa học những tư liệu quý về cuộc sống phong phú của động thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang.

Báo lao động
Đăng ngày 17/08/2013
quốc tuấn
Nông thôn
Bình luận
avatar

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc ngày càng được các hộ dân nuôi trồng thủy sản áp dụng rộng rãi.

Ao nuôi tôm
• 10:10 29/08/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 07:14 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 07:14 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 07:14 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 07:14 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 07:14 08/09/2024
Some text some message..