Hạt điều nhuộm giúp trị bệnh ký sinh trùng trên mang cá

Đây là báo cáo đầu tiên về việc sử dụng hạt Điều nhuộm để khống chế ký sinh trùng đơn bào trên cá. Nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng cụ thể về những thay đổi miễn dịch xảy ra khi sử dụng hạt điều nhuộm trị bệnh cho cá đang bị sán lá đơn chủ ký sinh.

Hạt điều nhuộm giúp trị bệnh ký sinh trùng trên mang cá
Hạt điều nhuộm giúp trị bệnh ký sinh trùng trên mang cá. Ảnh: dreamstime

Các biện pháp chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng cá hiện nay là sử dụng các loại hóa chất. Tuy nhiên, chúng mang lại hậu quả cho cả môi trường và sức khỏe của con người. Các giải pháp thay thế đã được nghiên cứu để cải thiện tình trạng sức khỏe cá và kiểm soát ký sinh trùng cá. Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật cho thấy một số lợi thế trong việc kiểm soát ký sinh trùng và cải thiện tình trạng sức khỏe cá một cách hiệu quả. 


Cây điều nhuộm (Bixa orellana) được trồng tại khu vực Châu Mỹ và Đông Nam Á, do người Tây Ban Nha đưa tới đây trong thế kỷ 17. Nó là nguồn cung cấp chính cho một loại chất màu tự nhiên, gọi là annatto có màu vàng đỏ, sản xuất từ quả. Điều nhuộm có hoa màu hồng và quả có gai màu đỏ tươi, chứa các hạt màu đỏ. Quả khô và cứng thành dạng quả nang màu nâu. Quả và hạt chứa nhiều vitamin A (khoảng 3,2 g cho mỗi 100 g quả), ngoài ra còn có nhiều selenium, magiê, canxi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy bộ sung bột hạt điều nhuộm vào thức ăn sẽ làm tăng cường đáp ứng miễn dịch của niêm mạc da của cá và tăng khả năng đề kháng đối với các tác nhân gây bệnh (Guardiola, Bahi, Bakhrouf, Esteban, 2014)

Nghiên cứu này cho thấy lần đầu tiên việc sử dụng hạt điều nhuộm B. orellana trong việc kiểm soát ký sinh trùng đơn bào và các tác động của nó đối với các thông số huyết học, sinh hóa và nội tiết của cá.

Hạt điều nhuộm khống chế ký sinh trùng trên cá

Nghiên cứu này đánh giá việc sử dụng phương pháp ngâm với chiết xuất acetone của hạt điều nhuộm Bixa orellana tác động lên các thông số huyết học, sinh hóa và nội tiết cũng như nồng độ cortisol huyết tương của cá heo sọc (Colossoma macropomum) được ký sinh bởi loài Anacanthorus spathulatus gây hại trên mang cá. 

*Annatto là hạt điều nhuộm.

Tổng cộng 180 cá thể cá heo sọc được chia thành sáu nhóm điều trị (mỗi nhóm lặp lại 3 lần):

Nhóm 1: cá không được điều trị và không ký sinh,

Nhóm 2: tiếp xúc với acetone 0,2% và cá bị ký sinh,

Nhóm 3: đối chứng (không được xử lý và bị nhiễm ký sinh),

Nhóm 4: cá bị ký sinh được xử lý với 125 μg/mL chiết xuất annatto cho 2 giờ tắm trong hai ngày liên tiếp,

Nhóm 5: cá ký sinh được xử lý với 250 μg/mL chiết xuất annatto trong 2 giờ tắm trong hai ngày liên tục,

Nhóm 6: cá ký sinh được xử lý bằng 125 μg/mL dịch chiết và trong suốt 12 giờ.

Sau khi tắm cuối cùng, các nhà khoa học việc phân tích ký sinh trùng, huyết học, sinh hóa và nội tiết tố đã được thực hiện. 

 

Hình 2: Mang cá bị nhiễm KST thông qua nhuộm H & E

Kết quả: Chiết xuất Annatto cho thấy hiệu quả 100% trong tất cả các nồng độ và thời gian tắm được đánh giá. Nồng độ hemoglobin và tỷ lệ hematocrit cao hơn ở cá được điều trị với 250 μg /mL được tắm 2 h và 125 μg/mL được tắm suốt 12 h so với các nhóm cá không được điều trị. 

Hàm lượng Glucose cao hơn đáng kể trong cá được điều trị bằng annatto và cortisol cao hơn đáng kể ở nhóm cá có sử dụng acetone so với các nhóm khác. Mặt khác, sự gia tăng đáng kể số lượng bạch cầu trung tính được phát hiện trong nhóm cá được điều trị với 125 μg/mL trong 12 h so với các nhóm cá khác. Chứng tỏ cá được bổ sung bột hạt điều nhuộm có khả năng miễn dịch máu cao hơn.

Đây là báo cáo đầu tiên về việc sử dụng hạt điều nhuộm B. orellana nhằm mục đích chống lại ký sinh trùng đơn bào trên cá. Mô hình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được sử dụng với mang trong đĩa Petri và quan sát tại chỗ của đã thành công và có thể là một công cụ hữu ích để thử nghiệm các chất để điều trị ký sinh trùng cá. 

Sử dụng chiết xuất Annatto và bằng phương pháp tắm là một liệu pháp thay thế hiệu quả để điều trị ký sinh đơn bào ở cá nuôi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu phải được thực hiện để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động chống sán lá, xác định cụ thể các chất hoạt tính sinh học và đánh giá độc tính trước khi thử nghiệm trong điều kiện thực tế ngoài ao nuôi. 

Nhóm tác giả: Theo Jaqueline Inês Alvesde AndradeaGabriela TomasJerônimoabElenice MartinsBrasilaCecilia VerônicaNunezcEduardo Luiz TavaresGonçalvesaMaria LuizaRuizaMaurício LaterçaMartins

Đăng ngày 03/08/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:33 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:33 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:33 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:33 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:33 25/04/2024