Hàu chết la liệt ở Quảng Ngãi: Chính quyền cứ cấm, dân vẫn nuôi

Sau đợt cá bớp nuôi chết vô số, gây thiệt hại tiền tỉ cách đây chưa lâu, vừa qua một số hộ nuôi hàu tại khu vực cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) lại choáng váng vì hàu nuôi chết la liệt

Hàu chết la liệt ở Quảng Ngãi: Chính quyền cứ cấm, dân vẫn nuôi
Bà Nghĩa cố lựa bỏ số chết, lấy số hàu sống ít ỏi còn lại bán để vớt vát lại chút vốn. Ảnh: C.X

Hàu nuôi nối đuôi nhau chết

Vào dịp này, mọi năm những hộ nuôi hàu tại khu vực cảng neo đậu tàu thuyền ở Sa Huỳnh bận rộn vào mùa thu hoạch, nhưng năm nay thì ngược lại, bà con đang lâm vào cảnh khốn đốn khi hàu nuôi bị chết la liệt. Đưa tay chỉ số hàu chết đã được vớt lên chất thành đống trên lồng bè, bà Nguyễn Thị Nghĩa (54 tuổi) ở thôn Thạch By, xã Phổ Thạnh, nói như khóc: "Hàu chết sạch hết rồi, mấy chục triệu tiền đầu tư của gia đình coi như tan theo bọt biển".

Được biết vào khoảng tháng 7 - 8.2016, vợ chồng bà Nghĩa đã bỏ ra gần 25 triệu đồng để mua hàu con giống Thái Bình Dương về cấy trên 2.000 dây và thả nuôi trong 6 lồng bè. Tuy nhiên đến đầu năm 2017 thì xảy ra hiện tượng hàu chết, với số lượng ngày càng nhiều. Đến thời điểm này, số hàu còn sống trong các lồng chỉ còn lại chưa đến 10%.

"Bình thường mỗi dây tôi thu hoạch được từ 4-5kg hàu. Với số hàu nuôi ở 6 lồng, tổng sản lượng thu hoạch khoảng khoảng 2 tấn, với giá bán bình quân 30.000 đồng/kg, gia đình tôi thu lãi xấp xỉ 60 triệu đồng/vụ. Thế nhưng giờ mỗi dây chỉ còn 1-2 con hàu mà thôi" - bà Nghĩa buồn rầu nói.

Không riêng gì hàu của gia đình bà Nghĩa mà có tới 80-90% tổng số lồng bè hàu nuôi tại đây lâm vào tình trạng trên. Tỷ lệ hàu chết ở mỗi lồng từ 40-90%, cá biệt không ít lồng nuôi hàu chết sạch, ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Ngay sau khi xảy ra tình trạng trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi) đã kiểm tra, tiến hành xét nghiệm và kết luận: “Tình trạng hàu nuôi bị chết bắt đầu diễn ra từ cuối năm 2016 và kéo dài đến nay, với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nguồn nước tại khu vực này bị ô nhiễm nặng bởi nước, rác thải và dầu máy của tàu thuyền neo đậu rơi vãi xuống; đồng thời độ mặn bị thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của mưa lớn trước đó".

Trước hàu, vào cuối tháng 9.2016, cũng tại khu vực này hàng ngàn con cá bớp nuôi lồng của người dân cũng bị chết, trọng lượng cá từ 2-4kg/con, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Nguyên nhân được xác định cũng do nguồn nước tại khu vực nuôi bị ô nhiễm.

“Quả đắng” vì nuôi ngoài quy hoạch

Theo chính quyền xã Phổ Thạnh, việc nuôi hải sản, trong đó chủ yếu là cá bớp và hàu Thái Bình Dương tại khu vực cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh diễn ra đã 5-7 năm nay, với số lượng ban đầu chỉ vài hộ. Tuy nhiên về sau, do lợi nhuận từ 2 con vật nuôi này mang lại khá cao nên ngày càng có nhiều hộ dân địa phương đầu tư nuôi.

Bà N.T.K - một trong số những hộ tham gia nuôi đầu tiên, xác nhận: “Lợi nhuận mang về từ 3 lồng nuôi cá, hàu… của gia đình có thời điểm ước đạt 100 - 200 triệu đồng/năm”.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến thời điểm này có khoảng 67 hộ tham gia nuôi hàu tại khu vực biển ở cảng neo đậu tàu Sa Huỳnh. Điều đáng nói là ngoài chất thải của tàu thuyền neo đậu, như dầu, nhớt…, dọc bờ biển tại đây còn có rất nhiều cơ sở chế biến hải sản, đóng tàu nên môi trường biển bị ô nhiễm khá nặng. Vì vậy khu vực này nằm ngoài quy hoạch nuôi hải sản. Diện tích mặt biển không lớn nhưng với số hộ tham gia nuôi nhiều, môi trường ô nhiễm nên vật nuôi bị chết là điều dễ hiểu.

Ông Nguyễn Duy Trinh - Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết: “Không những đã cảnh báo và ngăn cấm, chính quyền địa phương còn đề nghị và số hộ dân nuôi tại khu vực biển đã viết cam kết không nuôi hải sản tại đây rồi. Thế nhưng không hiểu sao họ vẫn cứ tiếp tục nuôi”.

Về phía huyện, ông Nguyễn Tấn Lái - Trưởng phòng NNPTNT huyện Đức Phổ lắc đầu nói: “Việc nuôi hàu tại cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh là tự phát và không nằm trong khu vực quy hoạch nuôi hải sản. Chúng tôi đã cùng chính quyền địa phương nhiều lần khuyến cáo các hộ dân không thả nuôi hải sản tại đây, song bà con vẫn không nghe”.

Cũng theo ông Lái, để tránh rủi ro, trong thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục cùng với chính quyền xã Phổ Thạnh tuyên truyền, đồng thời tìm chọn khu vực an toàn hơn để khuyến cáo người dân thả nuôi thủy hải sản. 

Báo Dân Việt
Đăng ngày 20/04/2017
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 03:34 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 03:34 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 03:34 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 03:34 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:34 20/11/2024
Some text some message..