Hậu Giang: Lận đận với cá tra

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.

nuoi ca tra hau giang
Thức ăn liên tục tăng giá càng khiến người nuôi cá tra lỗ nặng.

Hiện nay, giá cá tra loại 1 (từ 800gr đến dưới 1kg/con) trong tỉnh đang dao động từ 22.000-23.000 đ/kg. Trong khi giá thành sản xuất cá ngày càng cao do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, làm cho người nuôi cá tra thua lỗ đậm.

Chuỗi dài rớt giá

Tưởng chừng người nuôi cá tra trong tỉnh sẽ gỡ vốn sau những vụ mùa thua lỗ, khi mà vào thời điểm đầu năm, có lúc giá cá tra nguyên liệu đạt mức kỷ lục 26.000-27.000 đ/kg. Thế nhưng, nhanh chóng lao dốc ngay sau đó và kéo dài cho đến nay, khiến người nuôi không kịp “trở tay”. Theo Chi cục Thủy sản Hậu Giang, giá cá tra thương phẩm cao trong 2 tháng đầu năm sau đó liên tục giảm. Có thời điểm trong tháng 7 và 8, giá cá tra nguyên liệu lao dốc xuống còn 18.000-19.000 đ/kg, thấp hơn giá thành sản xuất vài ngàn đồng/kg.

Sau cú sốc lỗ hàng trăm triệu đồng vào năm 2007, ông Phan Văn Long, ở phường Ngã Bảy, TX.Ngã Bảy đành treo ao. Mãi đến năm 2011, ông tiếp cận nguồn vốn vay mới để thả nuôi trở lại. Ông Long trần tình: “Năm rồi do giá xuống thấp nên tui lại lỗ tiếp”. Đầu năm 2012, ông Long thấy giá cá tra nguyên liệu ở mức cao nên mạnh dạn vay thêm hàng trăm triệu đồng để thả nuôi tiếp với mong muốn gỡ vốn, có thể giải quyết khoản nợ 1,5 tỉ đồng vay ngân hàng.

 

Vậy mà, giá cá tra nguyên liệu trong thời gian qua không mấy cải thiện khiến cho ông Long đứng ngồi không yên vì ao cá gần đến ngày thu hoạch. Hiện cá trong ao đạt trọng lượng trung bình 0,5 kg/con. Hơn 2,5 tháng qua, ông Long chỉ cho cá ăn cầm chừng, bởi giá cá tra nguyên liệu luôn thấp hơn giá thành sản xuất, nên càng nuôi kéo dài thì càng lỗ nặng. “Nếu trả được hết nợ ngân hàng tui sẽ không nuôi nữa. Thật tình tui quá sợ nghề nuôi cá tra nhiều rủi ro này” - ông Long khẳng định.

 

Trái ngược với giá cá tra nguyên liệu, giá thức ăn cá tra tăng vọt, từ 10.780 đ/kg hồi tháng 5 lên trên 12.000 đ/kg loại 26%N trong tháng 9. Ông Phạm Hùng Minh, Phó Chủ nhiệm HTX Đại Thắng, TX.Ngã Bảy cho biết, chi phí mua thức ăn chiếm khoảng 80-85% tổng nguồn vốn nuôi cá tra. Thế mà từ đầu năm đến nay, thức ăn cho cá đã 3 lần tăng giá, tức là khoảng 12.400 đ/kg (loại 26%N) như hiện nay, tăng khoảng 1.200 đ/kg so với cùng kỳ. Do đó, với giá cá tra nguyên liệu khoảng 22.000-23.000 đ/kg (loại 1) thì người nuôi cá tra sẽ lỗ từ 1.000-2.000 đ/kg so với giá thành sản xuất.

Bất ổn đầu ra

Trong quá trình thả nuôi, không những chịu áp lực với nỗi lo rớt giá mà người nuôi cá tra của tỉnh luôn nơm nớp lo sợ thương lái “quỵt tiền” bán cá. Bởi hầu hết người dân không ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu mà phải chờ đến ngày ao cá gần thu hoạch mới tìm kiếm công ty, doanh nghiệp bán cá. Vì vậy, chuyện thường hay bị thương lái ép giá, chậm trả tiền, thậm chí “quỵt nợ”, dẫn đến người dân “trắng tay” là chuyện khó tránh khỏi.

Từ ngày bán cá cho đến nay gần 3 tháng, nhưng ông Phạm Hùng Minh vẫn chưa thả nuôi ao cá 2.000m2 trở lại. Một phần vì giá cá tra nguyên liệu thấp, mặt khác ông đợi lấy xong khoản tiền hơn 450 triệu đồng còn lại, trong tổng số 1,2 tỉ đồng tiền bán cá. Ông Minh cho hay, ít có công ty, doanh nghiệp nào cân cá xong là trả tiền ngay. Thông thường các công ty, doanh nghiệp thu mua cá hẹn 21 ngày sau sẽ trả tiền đủ cho chủ ao. Nhưng gặp trường hợp giá cả thị trường bất ổn, công ty, doanh nghiệp cứ “hứa lần, hứa lựa”, có khi kéo dài hàng tháng mà vẫn chưa trả hết tiền, mặc cho người nuôi cá gồng mình đóng lãi ngân hàng.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện nay có khoảng 13 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua cá tra nguyên liệu của Hậu Giang. Tính riêng trên địa bàn tỉnh chỉ có 4 công ty đầu tư dây chuyền chế biến cá tra xuất khẩu nhưng không trực tiếp thu mua cá tra nguyên liệu của người dân tỉnh nhà. Ông Ngô Quốc Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hậu Giang ước tính, trong năm 2012, toàn tỉnh có khoảng 41/251 hộ, với diện tích chưa đầy 9ha có hợp đồng ký kết bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Việt Long, chiếm tỷ lệ 5,13%. Quá thấp so với tổng số diện tích trên 171ha của tỉnh.

Cũng không thể phủ nhận rằng, diện tích thả nuôi của người dân trong tỉnh nhỏ lẻ, manh mún và mang tính tự phát nên sản lượng và chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất, đáp ứng yêu cầu thị trường. Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh khuyến cáo, thời gian tới, người nuôi cá tra Hậu Giang nên thả nuôi tập trung theo quy hoạch, sản xuất đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho chặt chẽ để hạn chế rủi ro…

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 20/11/2012
NGUYỄN NGUYỄN
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 22:08 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 22:08 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 22:08 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 22:08 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 22:08 22/11/2024
Some text some message..