Hết thời giấu dịch bệnh thủy sản

Để đảm bảo xuất khẩu thủy sản năm 2021 cũng như cung ứng thực phẩm cho những tháng cuối năm, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, cơ quan thú y thủy sản các địa phương đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người nuôi chủ động khai báo tình hình dịch bệnh trên thủy sản.

nuôi tôm công nghệ cao
Áp dụng nuôi tôm công nghệ cao, an toàn dịch bệnh, anh Đặng Văn Bảy (xã Thạnh Phong, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) đã có thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Minh Ngọc

Dịch bệnh giảm 58%

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 16.253ha, giảm 58% so với cùng kỳ năm 2020 (39.438ha).

Trong đó, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại 15.698ha, chiếm khoảng 2,2% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước và chiếm 96,6% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, giảm gần 58% so với cùng kỳ năm 2020 (tổng diện tích tôm bị thiệt hại là 37.272 ha).

Dịch bệnh trên tôm chủ yếu vẫn là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh EHP cũng xuất hiện ở một số địa phương.

Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tỉnh áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng chống dịch, đặc biệt là các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên việc tổ chức kiểm tra thực địa, giám sát chủ động, chẩn đoán xét nghiệm, tổng hợp, báo cáo số liệu không được thực hiện liên tục và đầy đủ.

Cục Thú y nhận định, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lưu hành, lây lan và gây thiệt hại cho người nuôi tôm trong thời gian tới là rất cao nếu không áp dụng các biện pháp chủ động để kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là con giống và khâu chuẩn bị ao nuôi.

8 tháng đầu năm, để chủ động giám sát dịch bệnh trên tôm giống, Cục Thú y đã xây dựng kế hoạch giám sát các bệnh AHPND, WSD, IHHNV, EHP và bệnh do virus DIV1 tại các địa phương Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận. 

 Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện mới chỉ tổ chức giám sát tại tỉnh Phú Yên (Công ty Đắc Lộc) và Bình Định (Tập đoàn Việt Úc). Đã thu 27 mẫu để xét nghiệm, kết quả 100% mẫu âm tính với các bệnh.

Đối với giám sát dịch bệnh trên tôm thương phẩm, Cục Thú y đã xây dựng kế hoạch giám sát các bệnh AHPND, WSD, IHHNV, EHP và bệnh do virus DIV1 tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang.

bệnh trên tôm
Bệnh đốm trắng xảy ra trên tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Bộ NN&PTTNT.

Người nuôi cần chủ động khai báo

Theo ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở NNPTNT An Giang, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm việc tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản 9 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn. Trong đó, dịch bệnh xảy ra trên thủy sản đã làm thiệt hại trên 20ha.

Ông Lâm cho hay, điểm khó nhất hiện nay là khi thủy sản nuôi bị bệnh, chủ cơ sở chưa chủ động thông báo theo đúng quy định, do đó công tác cập nhật thông tin, xử lý dịch bệnh chưa được thực hiện kịp thời.

Một bất cập nữa được ông Lâm chỉ ra, đó là khi xuất bán thủy sản giống ra khỏi địa bàn tỉnh, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa tự giác khai báo kiểm dịch gây nhiều khó khăn trong quản lý, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh xảy ra do không thực hiện kiểm dịch con giống là rất cao.

Tương tự, tại tỉnh Bến Tre, 9 tháng đầu năm, diện tích thiệt hại trên thủy sản hơn 434ha, xảy ra với tôm sú, tôm thẻ chân trắng và nghêu. Các bệnh trên tôm chủ yếu là đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính và hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô dưới vỏ. Đối với nghêu, nguyên nhân là do môi trường nuôi bất lợi, nắng nóng kéo dài từ tháng 1 - 3.

Theo ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bến Tre, một trong những khó khăn, bất cập hiện nay làm cho dịch bệnh trên thủy sản xảy ra trên địa bàn tỉnh, đó là việc thu mẫu giám sát đối với tôm giống nhập tỉnh còn hạn chế, chủ yếu thu mẫu của các cơ sở sản xuất giống lớn, có uy tín, tự giác đến trạm đầu mối khai báo.

Còn đối với các cơ sở sản xuất con giống nhỏ lẻ khi nhập tỉnh hầu như không đến trạm khai báo, dẫn đến không phản ánh được toàn diện chất lượng con giống nhập tỉnh. Riêng đối với cá tra không giám sát được do chủ yếu vận chuyển bằng đường thủy.

Từ thực tế trên, Cục Thú y đề nghị cơ quan thú y thủy sản các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người nuôi chủ động khai báo tình hình dịch bệnh, diện tích thiệt hại hoặc dịch bệnh kết hợp với hỗ trợ hóa chất phòng chống dịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc báo cáo dịch bệnh nhằm giảm đầu mối báo cáo qua cấp trung gian từ xã đến huyện và tỉnh.

Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, cập nhật số liệu về diện tích thủy sản thiệt hại và số liệu về diện tích tôm bị mắc bệnh, bảo đảm các số liệu chính xác, nhất quán; các thông tin, số liệu về thủy sản nhiễm bệnh cần phải gắn với kết quả xét nghiệm để bảo đảm tính chính xác.

Một số địa phương trọng điểm nuôi tôm, có diện tích tôm bị mắc bệnh nhiều như tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cà Mau... cần tiếp tục tăng cường công tác giám sát chủ động dịch bệnh, kết hợp với kết quả quan trắc môi trường, dữ liệu dự báo thời tiết, thủy văn... để cảnh báo nguy cơ dịch bệnh kịp thời và hướng dẫn người nuôi áp dụng biện pháp phòng bệnh chủ động.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 28/09/2021
Minh Ngọc
Dịch bệnh

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:51 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:51 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:51 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:51 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:51 25/04/2024