Hiểm họa từ những chuyến săn rùa biển

Chỉ cần một phiên đi biển săn rùa trái phép, mỗi ngư dân có thể trúng gần trăm triệu đồng. Nhưng hiểm họa khôn lường khi phải lặn dưới đáy sâu bằng dây hơi thô sơ giữa đại dương nhiều hiểm nguy. Để có được những con rùa biển, nhiều người phải trả giá bằng tính mạng.

rùa biển
Những con rùa biển lớn này đều được đầu nậu thu mua tại cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn)

14 thuyền viên biệt tăm

Đến ngày 3/11 thì thân nhân và gia đình các ngư dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) gần như đã rơi vào tuyệt vọng vì vẫn chưa nhận được bất kỳ tin tức nào của  người thân. Hơn 20 ngày nay, con tàu của ông Trần Tiến Dũng chở 14 ngư dân đi biển đã mất liên lạc với đất liền.

Ngày 6/9, con  tàu ra khơi, đến ngày 10/10, ngư dân trên tàu nhắn tin cho người thân thông báo đánh bắt thuận lợi và đang trên đường trở về. Sau đó thì tất cả đều im bặt một cách lạ kỳ. Người thân các thuyền viên trên tàu không báo chính quyền địa phương mà sử dụng Icom cộng đồng liên lạc các tàu cá trên biển nhờ tìm người thân.

Ông Trần Văn H. ở xã Bình Châu cho biết: “Người thân của các ngư dân trên tàu bị mất tích lo lắng, đau đớn lắm chứ. Nhưng không thể báo vụ việc cho chính quyền địa phương được. Vì chưa xác định họ bị nước ngoài bắt hay bị tai nạn trên biển, điều quan trọng là do họ hành nghề bắt rùa biển trái pháp luật nên phải giấu”.

Được biết tàu của ông Dũng là con tàu mới trị giá 2,5 tỷ đồng vừa được hạ thuỷ ít lâu. Để có được con tàu đó, ngoài tiền của gia đình ông Dũng, còn có hỗ trợ của một đầu nậu thu mua rùa biển ở Bình Châu.

Trong 14 ngư dân thì có 4 ngư dân quê ở tỉnh Khánh Hòa, còn lại là người địa phương. Đây là những ngư dân giỏi lặn và rành nghề bắt rùa biển. Đáng thương nhất là gia đình ông Trần Tiến Dũng, ngoài ông còn 2 đứa con là Trần Văn Tiến, 25 tuổi và Trần Văn Lên 21 tuổi cũng cùng “định mệnh”.

Vì sợ không dám báo lên các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, thân nhân của các thuyền viên chỉ biết bí mật nhờ bà P. - đầu nậu rùa biển lo liệu.

Các “đại gia” hải sản

Nhiều năm qua, cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) được biết đến là điểm lén lút tập kết thu mua rùa biển. Mặc dù lực lượng Công an, Biên phòng bắt nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng trăm con rùa biển, nhưng hoạt động mua bán vẫn lén lút diễn ra, đe doạ sự tận diệt loại động vật quý hiếm này.

Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV Công an tỉnh Quảng Ngãi hiện đang phối hợp ngành chức năng điều tra làm rõ lô hàng 94 con rùa biển chết được ướp đá phát hiện ngày 24/10, trên xe ô tô đông lạnh BKS: 76M-0533 do Võ Văn Quang điều khiển.

Toàn bộ cá thể rùa trên được chủ hàng mua lại từ các tàu đánh cá cập cảng Sa Kỳ. Sau khi lén lút thu gom, chủ hàng sử dụng ô tô đông lạnh vận chuyển toàn bộ số hàng trên sang tỉnh khác tiêu thụ.

Cách đây không lâu, tại cảng Sa Kỳ, lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi cũng đã bắt quả tang Nguyễn Văn Thọ, 38 tuổi, trú tại thôn An Hải, xã Bình Châu đang chuyển 117 con rùa biển với tổng trọng lượng gần 2 tấn, trong đó con nhẹ nhất là 4kg và nặng nhất 47kg, từ tàu đánh cá của mình lên xe để đưa đi tiêu thụ. Thọ khai nhận số rùa biển trên được ngư dân lặn bắt ngoài khơi và không hề biết đây là động vật bị nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, buôn bán.

Các chủ hàng thường khai nhận đem rùa biển vào tỉnh Bình Định bán, tuy nhiên qua điều tra được biết, các chủ hàng thường đem rùa biển vào TP Nha Trang hay TP. HCM bán cho các “đại lý” lớn.

Trung bình mua mỗi con mua tại tàu cá giá 2-3 triệu đồng, nhưng khi vận chuyển vào tận miền Nam, giá tăng lên gấp 2-3 lần. Chính nhờ việc buôn bán loài động vật quý hiếm này, các đầu nậu nhanh chóng thành “đại gia” giới buôn bán hải sản ở cảng Sa Kỳ.

Bất chấp nguy cơ

Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, hiện các đầu nậu thu mua rùa biển liên kết chặt chẽ với các tàu ngư dân, thậm chí khuyến khích mở rộng khai thác rùa bằng cách đầu tư hàng tỷ đồng cho ngư dân sắm tàu.

Nhưng năm nào cũng có vài chiếc tàu bị nạn, bị bắt nên ngư dân trắng tay, chủ đầu nậu cũng tự xóa nợ. Tuy nhiên, vì rùa biển là món hàng siêu lợi nhuận nên khi bị nạn, các chủ tàu tiếp tục tìm cách sắm tàu khác săn rùa biển.

Vài năm trước đây, ngư dân ra khơi khai thác rùa biển không phải là nghề chuyên nghiệp, trúng con nào thì coi như là may mắn, phần ăn, phần mang về bán, phụ thêm tiền xăng dầu. Còn giờ đây, nhiều người đã đổ xô đi lặn bắt đồi mồi, rùa biển. Họ coi đó như là một nghề hái ra tiền.

Nơi sinh sống của ổ đồi mồi, rùa biển chính là những đảo đá ngầm, rạn san hô, đòi hỏi thợ lặn phải được trang bị thiết bị chuyên nghiệp. Chính vì thế, những thiết bị thô sơ của ngư dân chính là nguyên nhân dẫn đến không ít tai nạn thương vong.

Mặc dù tai nạn nghề lặn rập rình, nhưng trước lợi nhuận lớn, nhiều tàu thuyền ở một số xã huyện Bình Sơn và huyện Lý Sơn vẫn đang chuyển sang nghề khai thác đồi mồi và rùa biển.

Rùa biển được xếp vào diện động vật cấp bách bảo tồn, cấm khai thác. Tuy nhiên, loài sinh vật biển quý hiếm này hiện nay đang bị lén lút khai thác. Hơn bao giờ hết các ngành chức năng và địa phương phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và xử lý nghiêm khắc hành vi săn bắt và buôn bán loại cá thế đang từng ngày cạn kiệt này.

Nguồn gốc của hành vi phạm pháp

Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm từ rùa là rất lớn vì nhiều người cho rằng rùa có tác dụng làm thuốc, tăng ham muốn tình dục. Thịt và trứng rùa được coi là một món ăn cao cấp.

Giới đại gia kháo nhau rùa nhồi được đặt ở dưới móng nhà để mang lại may mắn, đeo các sản phẩm làm từ rùa giúp chữa bệnh huyết áp thấp. Riêng mai rùa, đồi mồi hiện nay có giá trị cao, một mai rùa lớn có giá trên 7 triệu đồng để làm vật trang trí.

An ninh thủ đô/Dân trí, 04/11/2013
Đăng ngày 05/11/2013
Thái Thụy
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:07 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:07 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 15:07 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:07 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:07 19/04/2024