Hiểm họa từ thủy, hải sản “thối” nhập lậu từ Trung Quốc

Nhiều người cứ nghĩ rằng những mặt hàng tôm, cua, cá, ếch...bán ngoài chợ đều là do người nông dân ở quê tự nuôi trồng. Tuy nhiên, một thực tế dễ dàng nhận thấy tại các khu chợ là hàng thủy sản nhập lậu từ Trung Quốc đang "xâm lấn" thị trường.

Cá thối Trung Quốc
Bên trong một cơ sở "hồi sinh" mực thối ở Hà Nội

Thủy sản nhập lậu bán quanh năm

Những người tiêu dùng đi chợ lâu nay hẳn đã không còn xa lạ với mặt hàng ếch, cá, tôm, mực được bày bán la liệt với giá rẻ. Hầu hết ai cũng nghĩ mặt hàng này do các hộ nông dân ở quê tự nuôi trồng.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế tại miền Bắc, hầu như các cơ sở nuôi ếch đều rất ít và cũng không đủ để chở ùn ùn về các chợ đầu mối như thực tế hiện nay.

Khảo sát tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, một số tiểu thương tiết lộ, ngoài ếch, các mặt hàng mực, cá trắm, cá quả… đều là hàng được nhập từ Trung Quốc.

Nguồn thủy sản trong nước rất ít, một năm chỉ khai thác rộ theo mùa. Do đó, để có hàng phục vụ "thượng đế" quanh năm, thương lái phải nhập hàng từ Trung Quốc về mới đủ cung ứng và nguồn thủy sản ở Trung Quốc lại rất nhiều.

Còn nhớ năm 2013, các vụ nhập lậu thủy sản rộ lên chủ yếu là cá tầm lậu, cá hồi lậu… vì dù sao đó cũng là những mặt hàng hiếm và có giá cao. Còn như hiện nay, không chỉ cá tầm, cá hồi mà ngay cả ếch, cua, mực và các loại cá trắm, cá mè cũng đều là hàng nhập lậu.

Nói là hàng lậu, bởi cho tới nay, Bộ NN-PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát và kiểm dịch các sản phẩm nuôi chưa cho phép doanh nghiệp nào được nhập các loại thủy sản kể trên vào nội địa.

Phát hiện nhiều, nhưng chỉ là bề nổi

Mới đây nhất, trưa 17/4, tổ công tác Đội CSGT số 4 Công an Hà Nội làm nhiệm vụ trên đường Nguyễn Khoái đã phát hiện ô tô tải chở nhiều thùng xốp đựng cá trắm.

Tại hiện trường, các thùng cá trắm đã bốc mùi, thậm chí một số con đang trong quá trình phân hủy. Sau đó, Đội QLTT quận Hai Bà Trưng - Hà Nội đã phối hợp kiểm tra, xác định số lượng và nguồn gốc xuất số cá trắm trên. Bước đầu tài xế Nguyễn Văn Tuyên (26 tuổi, ở Quảng Ninh) cho biết, những thùng hàng trên là cá trắm được chủ hàng thuê chở từ Quảng Ninh về Hà Nội.

kiểm tra xe cá
Số cá trắm thối và đang phân hủy bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ hồi trung tuần tháng 4/2014

Trước đó, sáng sớm 15/4, Đội Cảnh sát môi trường - Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đã bất ngờ tiến hành kiểm tra khu vực buôn bán thủy sản tại chợ Long Biên. Tại Kho G2, cơ quan chức năng bắt quả tang Vũ Mạnh Cầm (22 tuổi, ở Hưng Yên) là nhân viên đang đổ hàng chục cân mực ôi, bốc mùi vào các thùng phuy cỡ lớn có chứa hóa chất công nghiệp để bảo quản.

Tại kho, lực lượng chức năng phát hiện có 750kg mực ống đã bốc mùi đang được lưu trữ, trong đó 150kg đang được ngâm tẩm hóa chất bảo quản. Vũ Mạnh Cầm cho hay, hiện đang làm thuê cho bà Ngô Thị Nụ (46 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng).

Cầm cho biết, để “phù phép” mực hỏng thành mực tươi, hòa 300ml ôxy già loại công nghiệp vào thùng phuy nước rồi đổ mực vào ngâm khoảng 30 phút, dùng gậy sắt đảo đều cho tới khi mực trắng, hết mùi thối thì đem ra chợ Long Biên bán.

Theo cơ quan điều tra, mực ống đông lạnh thường được nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường biển Hải Phòng hoặc Quảng Ninh về Hà Nội và có thể đưa sâu vào tận miền Nam tiêu thụ.
Mực mặc dù đã rã đông nhũn, nhớt, bốc mùi thối… nhưng sau khi bị “phù phép” lại giòn, trắng và sạch mùi trở lại. Lý do hàng được nhập lậu vì bên Trung Quốc giá chỉ rẻ bằng một nửa so với thủy sản nuôi trong nước.

Qua tìm hiểu, những vụ được cơ quan chức năng bắt giữ chỉ là phần nhỏ so với thực tế nguồn hàng thủy sản không rõ nguồn gốc bày bán ở khắp các chợ trên cả nước.

Theo Ông Hoàng Tiến Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn thủy hải sản được tập kết về Hà Nội. Trong số đó, chỉ 40% thủy sản được nuôi ngay trên địa bàn, còn lại tương đương 600 tấn là nguồn đưa từ các tỉnh lân cận về.

Số lượng hàng từ các tỉnh đổ về Hà Nội bao gồm cả nguồn được nuôi và có nhập lậu hay không thì cơ quan kiểm soát ở các chợ cũng không theo dõi được. Và khối lượng thủy sản khổng lồ đó cũng không chỉ tiêu thụ cho riêng Hà Nội mà còn được trung chuyển đi nhiều khu vực.

Về việc kiểm soát nguồn gốc cũng như chất lượng 600 tấn thủy, hải sản đưa ở nơi khác về mỗi ngày, ông Hoàng Tiến Minh nhìn nhận, lực lượng chức năng mới kiểm soát được lượng thủy, hải sản đưa vào chợ đầu mối Yên Sở, còn lại lượng hàng đưa thẳng về các chợ dân sinh thì chưa kiểm soát được vì lực lượng mỏng, không có chốt kiểm dịch tại các cửa ngõ ra vào.

Liên quan đến tình trạng tư thương nhập khẩu, vận chuyển thủy sản không rõ nguồn gốc và sử dụng cả hóa chất để bảo quản thực phẩm bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng, TS Nguyễn Văn Quang, Viện Hóa công nghiệp (Bộ Công thương) cho rằng, việc sử dụng hóa chất để chế biến thực phẩm ôi thối thành tươi ngon là rất nguy hiểm và thực trạng này có thật.

Dân Trí
Đăng ngày 03/05/2014
Lê Tú
Chế biến

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 02:38 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 02:38 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 02:38 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 02:38 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 02:38 03/11/2024
Some text some message..