Hiện trạng khai thác và sử dụng tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ ở Cà Mau

Nghiên cứu do các tác giả Châu Tài Tảo, Nguyễn Thanh Phương - Bộ môn Sinh học và Bệnh thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ và Hoàng Văn Súy - Vườn Quốc gia Đất Mũi, Cà Mau thực hiện nhằm giúp các ban ngành chức năng có kế hoạch quản lý, bảo vệ và sử dụng tốt hơn nguồn tôm sú bố mẹ phục vụ sản xuất tôm giống, phát triển nghề nuôi tôm sú bền vững ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung.

tom su giong bo me
Ngư dân khai thác tôm sú bố mẹ ở Cà Mau là ngư dân thuộc tỉnh Bạc Liêu

Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo của cơ quan ban ngành địa phương gồm số trại giống, sản lượng tôm bột hàng năm của tỉnh, mùa vụ sản xuất giống, kỹ thuật khai thác, số lượng tôm bố mẹ khai thác,… từ Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản thuộc sở Thủy sản tỉnh Cà Mau. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và ngẫu nhiên các tàu khai thác (32 tàu), cơ sở thu mua tôm sú bố mẹ (23 đại lý cấp I và 13 đại lý cấp II), trại sản xuất giống tôm sú (34 trại) bằng bảng câu hỏi đã soạn sẵn.

Các thông tin sơ cấp cần thu thập như điều tra tàu khai thác về ngư trường, mùa vụ và ngư cụ khai thác, số lượng tôm khai thác, cách tiêu thụ, giá bán…; điều tra về tình hình phân phối tôm sú bố mẹ và giá bán với tổng số tôm bố mẹ được cung cấp trực tiếp từ các tàu khai thác, tôm bố mẹ từ các đại lý thu mua và số lượng tôm sú bố, mẹ phân phối ra các tỉnh lân cận và miền Trung hàng năm, giá tôm sú bố mẹ vào thời điểm cao nhất, thấp nhất và trung bình các tháng trong năm; điều tra về tình hình sử dụng tôm bố mẹ và nuôi phát dục trong các trại giống bằng thủ thuật cắt mắt phổ biến, mật độ nuôi vỗ, tỷ lệ sống sau khi cắt mắt, tỷ lệ tôm phát dục sau cắt mắt, thức ăn thường dùng trong nuôi vỗ tôm sú bố mẹ,…

Các số liệu sơ cấp được cập nhật và tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, lớn nhất, nhỏ nhất và phân tích dựa trên phần mềm Excel.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn ngư dân khai thác tôm sú bố mẹ ở Cà Mau là ngư dân thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngư cụ khai thác tôm sú bố mẹ là lưới 3 mành. Số tôm bố mẹ khai thác trung bình là 2.390 con/tàu/năm.

Tôm cái khai thác được có khối lượng trung bình 160 g/con và tôm đực là 96,1 g/con. Giá bán tôm khai thác trung bình  là 709.375 đ/tôm cái và 34.063 đ/tôm đực. Đại lý cấp I cung cấp mỗi năm trung bình 3.343 tôm cái và 935 tôm đực với giá 826.087 đ/tôm cái và 100.000  đ//tôm  đực. Đại lý cấp II cung cấp cho các trại giống và những người mua khác trung bình 5.785 tôm cái/đại lý/năm với giá 1.321.145  đ/tôm cái và 110.000 đ/tôm đực.

Mỗi đợt sản xuất trại giống cần trung bình 7,7 tôm mẹ. Kích cỡ tôm cái trung bình 189 g/con. Số hộ cắt mắt tôm và cho đẻ trong một lần lột xác chiếm 79,4% và số hộ tiếp tục nuôi vỗ để cho đẻ tiếp chiếm 20,6%. Giá mua tôm cái ở trại sản xuất trung bình 1.950.000 đ/con và 120.000 đ/tôm đực.

Đa phần tôm bố mẹ được các trại xử lý trước khi cho đẻ và mật độ tôm nuôi vỗ tương đối cao. Thức ăn nuôi vỗ chủ yếu là ốc lộn hồn. Tỷ lệ tôm sống sau khi cắt mắt trung bình là 82,6%, và tỷ lệ tôm lên trứng là 80,7%. 

KH & CN Cần Thơ
Đăng ngày 10/10/2012
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 19:05 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 19:05 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 19:05 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 19:05 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 19:05 19/12/2024
Some text some message..