Hiện tượng tôm đã lột vỏ bơi lờ đờ trên mặt nước

Trong suốt quá trình sinh trưởng, tôm lột vỏ để tăng trưởng kích thước. Ngoài việc bổ sung các khoáng chất và vitamin đầy đủ để hỗ trợ tôm lột vỏ, cứng vỏ nhanh. Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra tình trạng tôm sau khi đã lột vỏ.

Tôm lột vỏ
Tôm lột vỏ trong suốt quá trình phát triển. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước sau khi đã lột vỏ 

Sau quá trình lột vỏ thường được diễn ra vào ban đêm. Người nuôi bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ, lột không cứng vỏ. Đó là dấu hiệu nguy hiểm mà người nuôi cần nhanh chóng xác định các nguyên nhân để đề ra giải pháp xử lí kịp thời. 

Nguyên nhân và cách khắc phục 

Các yếu tố như chất lượng tôm nuôi, thời tiết, khí độc, thông số môi trường, dinh dưỡng, dịch bệnh, kỹ thuật nuôi…tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lột vỏ của tôm thẻ chân trắng. 

Tốc độ lột vỏ, thời gian lột vỏ theo chu kỳ, theo trọng lượng, theo kích thước tôm. Thời điểm lột vỏ, thời gian cứng vỏ… chịu chi phối bởi các yếu tố trên và sức khoẻ tôm nuôi. 

Có một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm đã lột vỏ bơi lờ đờ trên mặt nước như: 

Do pH

Ph là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lột các của tôm. Độ pH trong ao thích hợp để tôm lột xác là 7,5 – 7,9. Khi pH quá cao (mang tính bazo) thường sẽ làm trong nước, khó gây màu và thủy sinh vật đáy phát triển và tạo ra biến động pH trong ngày rất lớn.  

Khi nuôi tôm trong giai đoạn lột vỏ, nếu pH giảm quá thấp rất dễ gây hiện tượng tôm dính chân không lột được ra khỏi vỏ. pH biến đổi ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của tôm khiến tôm còi cọc, không lớn và suy giảm hệ miễn dịch dễ nhiễm các mầm bệnh tồn tại trong ao. 

Điều đó làm suy giảm khả năng trao đổi khí ở mang, làm tôm ngạt và nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước. 

Đo pHĐo pH ao nuôi thường xuyên

Cách khắc phục

Nên kiểm tra pH thường xuyên trong ngày vào sáng sớm và lúc chiều để nắm được sự giao động pH mà có giải pháp xử lý thích hợp khi pH biến động. Có thể kiểm tra pH bằng nhiều cách như dùng bút đo điện tử hoặc dùng bộ test nhanh để kiểm tra. 

- Đối với pH cao: 

Sử dụng bột gạo ủ với mật đường, kết hợp với sục khí vi sinh cũng là một giải pháp hiệu quả. Nên tạt vào sáng sớm lúc 9 – 10h sáng, trước khi tạt nên nhớ chạy quạt khí để cung cấp oxy cho tôm. Sử dụng 3 – 7 ngày 1 lần và tạt suốt vụ. 

- Đối với pH thấp: 

Người nuôi có thể sử dụng vôi để cải thiện pH thấp, nhưng lưu ý dùng vôi có hạn chế sẽ làm nước ao nóng lên, ảnh hưởng đến tôm. Ngoài ra, còn có thể sử dụng vôi canxi, dolimite giúp ổn định pH của nước tốt nhưng độ hòa tan kém. Vì vậy, khi sử dụng cần nên đúng liều lượng, tránh làm tôm bị sốc. 

Do khí độc NO2 

NO2 ảnh hưởng đến tôm rất nhiều, trong đó NO2 cao còn làm rối loạn áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl-, làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm, dẫn đến tôm lột vỏ bị mềm vỏ, gây sưng mang, phù thũng cơ. 

Khi hàm lượng khí độc NO2- > 25mg/L, tôm có dấu hiệu giảm ăn, chúng cản trở quá trình trao đổi oxy làm tôm nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, không hấp thụ được khoáng chất, lột rớt nhiều. 

Khí độc NO2 gây ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi, nếu không xử lý kịp thời tôm có thể chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng xuất vụ nuôi. 

Cách khắc phục

Thường xuyên xét nghiệm nước để theo dõi tình trạng khí độc trong ao, duy trì màu nước màu trà trong suốt vụ nuôi. 

Theo dõi lượng thức ăn cho tôm ở mức vừa đủ bằng việc canh nhá. 

Tăng hàm lượng oxy hòa tan bằng cách tăng cường chạy quạt 

Xi phông liên tục, thay nước ao (nếu có thể) để dọn sạch các chất thải tồn dư trong ao. 

Sử dụng các loại men vi sinh chuyên xử lý đáy, xử lý khí độc để cải thiện chất lượng nước ao 

Do thiếu oxy

Trong quá trình lột xác, nhu cầu oxy của tôm là rất lớn. Người nuôi phải đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao luôn ở mức 5 -6 mg/l trong suốt quá trình lột vỏ. 

Quạt nước ao tômQuạt nước hỗ trợ cung cấp oxy cho ao tôm. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Cách khắc phục

Khi xuất hiện thiếu oxy làm cho tôm nổi đầu trong ao nuôi, ngoài việc áp dụng các biện pháp như ngừng cho ăn, tăng lượng thay nước, sử dụng thiết bị tăng oxy, còn có thể sử dụng chế phẩm sinh học tăng oxy để cải thiện.  

Do nguồn nước thiếu dinh dưỡng, mật độ nuôi dày 

Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính khiến tôm bị còi cọc và khó lột xác. Bởi khi đó tôm không được cung cấp đủ chất cần thiết để có thể đẩy lớp vỏ cũ. 

Đối với ao nuôi mật độ dày khi tôm lột xác đồng loạt, khoáng chất trong môi trường giảm đột ngột. Nhưng khoáng chất lại là yếu tố không thể thiếu cho tảo. Vì thế, nếu ao nuôi có tảo dày, nguy cơ tảo tàn đột ngột từ 1 - 3 ngày sau khi tôm lột đồng loạt sẽ làm môi trường nuôi trở nên xấu đi nhanh chóng và có thể làm tôm nhiễm bệnh nguy hiểm do vi khuẩn và khí độc. 

Cách khắc phục

Người nuôi cần cung cấp đầy đủ các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho tôm trong suốt quá trình nuôi.   

Do độ mặn cao hoặc thấp 

Trường hợp độ mặn quá thấp hoặc quá cao, dưới 5 phần ngàn và trên 30 phần ngàn. Điều này làm cho quá trình lột xác của tôm diễn ra không đồng đều, tôm dễ bị mên vỏ sau khi lột. Tăng tỷ lệ hao hụt lên gấp nhiều lần.  

Cách khắc phục

Môi trường nước nuôi tôm có độ mặn cao, việc pha nước ngọt, chỉnh độ mặn về khoảng thích hợp cho tôm phát triển sẽ dễ dàng hơn so với độ mặn thấp cần cải thiện. Đối với môi trường nước nuôi tôm có độ mặn thấp, việc bổ sung các loại khoáng đầy đủ, liên tục, là công việc quan trọng nhất cần thực hiện. 

Qua các nguyên nhân trên, người nuôi cần nên lưu ý quan sát và kiểm tra tôm thường xuyên. Khi gặp phải các hiện tượng tôm lờ đờ nổi trên mặt nước, cần nhanh chóng xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro xảy ra trong suốt quá trình nuôi tôm. 

Đăng ngày 22/01/2024
Mây @may
Nuôi trồng

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 09:09 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:09 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 09:09 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 09:09 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 09:09 06/12/2024
Some text some message..