Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi cua thương phẩm

Sau 3 tháng triển khai lớp tập huấn nuôi cua biển thương phẩm tại địa bàn ấp Kinh Ranh, xã Viên An Đông, vừa qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Ngọc Hiển phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tiến hành buổi hội thảo để đánh giá bước đầu của mô hình và xây dựng kế hoạch tổ chức trong thời gian tới.

nuôi cua biển thương phẩm
Mô hình nuôi cua biển thương phẩm do Trung tâm Dạy nghề huyện Ngọc Hiển chuyển giao kỹ thuật. Ảnh: C.HIỂU

Lớp dạy nuôi cua biển thương phẩm được Trung tâm Dạy nghề huyện Ngọc Hiển tổ chức cách nay 3 tháng theo Đề án 1956 của Chính phủ, có 32 học viên tham gia học tập.

Hộ anh Trương Văn Ly, ấp Kinh Ranh, xã Viên An Đông, được chọn làm điểm thực hiện mô hình. Trong đó, Trung tâm Dạy nghề huyện Ngọc Hiển hỗ trợ vốn, con giống, vật tư hoá chất và cử giáo viên trực tiếp đứng lớp theo dõi và hướng dẫn học viên học tập, ứng dụng.

Với diện tích 3.000 m2, anh Trương Văn Ly thả khoảng 9.000 con cua giống, mật độ 2 con/m2. Vốn đầu tư ban đầu khoảng 40 triệu đồng, trong đó trung tâm hỗ trợ 80%. Chỉ trong 3 tháng thả nuôi và chăm sóc, hộ anh Trương Văn Ly thu hoạch trên 90 triệu đồng, trừ chi phí, còn lợi nhuận trên 45 triệu đồng. Mô hình được đánh giá là rất hiệu quả, thích nghi với vùng đất ngặp mặn, thực hiện cũng dễ dàng đối với nông dân trên địa bàn Ngọc Hiển. Đây còn là mô hình mang tính bền vững, rất lý tưởng đối với việc thực hiện công tác giảm nghèo đối với địa phương, rủi ro thấp, điều kiện chăm sóc thuận lợi, góp phần quan trọng trong công tác dạy nghề và truyền nghề đối với nông thôn hiện nay.

Anh Trương Văn Ly cho biết: “Trọng lượng cua đạt từ 200-300 g/con, với giá bán hiện tại từ 110.000-120.000 đồng thì hiệu quả hơn so với cách nuôi cua truyền thống. Có điều, nguồn thức ăn cung cấp cho cua phải mua từ cửa biển nên còn gặp khó khăn”.

Ông Võ Hoàng Tây, giáo viên Trung tâm Dạy nghề huyện Ngọc Hiển, nhận xét: “Trong quá trình học tập, mặc dù trình độ học viên chênh lệch, nhưng mỗi học viên đều ý thức tốt trong việc học tập, thường xuyên đến lớp, đến hiện trường chăm chú học tập, vì vậy lớp học bước đầu mang lại kết quả khả quan, 100% học viên đều nắm vững lý thuyết, kể cả thực hành. Nếu có điều kiện thực hiện mô hình thì tất cả các học viên đều phát huy được hiệu quả”.

Tuy nhiên, do hạn hẹp về đồng vốn đầu tư ban đầu từ khâu xây dựng ao nuôi đến việc thả giống, vật tư, hoá chất cũng như nguồn thức ăn cung cấp cho cua nên nhiều học viên chưa áp dụng được mô hình.

Anh Lê Văn Sông, thành viên của lớp học nuôi cua biển thương phẩm ấp Kinh Ranh, tâm sự: “Qua thời gian tham gia lớp học đến nay, cơ bản đã nắm vững về lý thuyết cũng như thực hành, giờ định mở mô hình nuôi cua nhưng hiện vẫn còn gặp khó khăn về vốn”.

Ông Lý Ngọc Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Hiện chúng tôi đang tiếp tục tuyên truyền, vận động học viên duy trì, áp dụng mô hình, góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương. Về vốn, xã sẽ liên hệ với các ngân hàng trong huyện tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận đồng vốn thuận lợi để phát triển các mô hình kinh tế bền vững, trong đó phát huy hiệu quả các thành viên của lớp học nghề nuôi cua biển thương phẩm mà các ấp vừa được học tập”.

Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, chia sẻ: “Sau khi tham quan hội thảo mô hình nuôi cua thương phẩm tại ấp Kinh Ranh, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển lần này, sở sẽ có kế hoạch giúp Nhân dân trong tỉnh xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả để góp phần trong công tác giảm nghèo cũng như đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho nông thôn, thực hiện tốt Đề án 1956 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới”./.

Báo Cà Mau, 10/12/2015
Đăng ngày 12/12/2015
Hùng Tấn
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 09:37 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:37 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 09:37 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:37 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:37 05/12/2024
Some text some message..