Hiệu quả hầm chứa hải sản cách nhiệt trên tàu đánh bắt xa bờ

Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định cho biết: Trong những năm gần đây, nhằm giảm tổn thất sau đánh bắt, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế biển, nhiều ngư dân trong tỉnh đã đầu tư công nghệ hầm chứa cá cách nhiệt dùng vật liệu PU (Polyurethane).

hầm chứa cá
Nhiều ngư dân Bình Định đang sử dụng hầm chứa cá cách nhiệt dùng vật liệu PU (Polyurethane). Ảnh: thanhnien.com.vn

Ngư dân Nguyễn Văn Qua, chủ tàu cá BĐ 9101-TS, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, cho biết: Phương pháp xây dựng hầm cá bảo quản bằng vật liệu công nghệ cách nhiệt dưới dạng bọt xốp (PU) mới, lót hầm inox và khi phun bọt xốp (PU) sẽ bám chặt vào vách ngăn và mặt trong của vỏ tàu ngăn không cho thấm nước, giữ lạnh rất tốt. Với phương pháp này, khối lượng nước đá mang theo được sử dụng đạt đến 95% (bình thường chỉ sử dụng đạt từ 60-70%), hạn chế tàu phá nước.

Theo anh Qua, mỗi chuyến đi biển mỗi tàu mang theo khoảng 350 cây đá lớn. Với cách bảo quản thủ công, lượng đá sử dụng trong hầm để đủ bảo quản sản phẩm trong thời gian từ 17-20 ngày,  nhưng do đá tan nhanh nên việc bảo quản cá không thật sự tốt. Khi sử dụng công nghệ mới hầm chứa cá cách nhiệt bằng vật liệu (PU), ngư dân sẽ tiết kiệm được một lượng nước đá lớn, mỗi chuyến biển mỗi tàu chỉ cần mang theo 250 cây nước đá (giảm 100 cây nước đá so với hầm bảo quản truyền thống) và đặc biệt, cá được bảo quản tươi, ngon nên giá thành bán cao hơn rất nhiều.

Tuy chi phí vật liệu để làm hầm bảo quản theo phương pháp mới cao hơn từ 1,5 đến 2 lần vật liệu truyền thống, nhưng tuổi thọ hầm chứa lại cao hơn gấp 10 lần và thời gian sử dụng từ 15-20 năm, trong khi hầm xốp truyền thống chỉ sử dụng được từ 3-4 năm. 

Khó khăn hiện nay đối với tàu cá sử dụng hầm bảo quản cũ khi xây dựng hầm bảo quản theo phương pháp mới thì phải thay đổi một số bộ phận cũ trên tàu nên chi phí đầu tư cao hơn. Do vậy, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để ngư dân có điều kiện thay thế hầm bảo quản hải sản đánh bắt, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập, yên tâm bám biển dài ngày.

Báo Tin Tức, 03/05/2014
Đăng ngày 04/05/2014
Viết Ý
Kinh tế

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 07:35 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 07:35 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 07:35 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 07:35 06/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:35 06/10/2024
Some text some message..