Hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm trên cát

Hơn 10 năm qua, mô hình nuôi tôm trên cát cho năng suất, sản lượng cao, được nhiều ngư dân xã bãi ngang Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tập trung đầu tư.

Nuôi tôm trên cát
Anh Nguyễn Thế Lanh chăm sóc tôm nuôi.

Mô hình có nhiều ưu điểm như chủ động được mùa vụ, thu hoạch dễ dàng, rủi ro thấp... nên được các hộ chọn phát triển theo hướng bền vững, góp phần nâng cao thu nhập. Tiêu biểu như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Thế Lanh, sinh năm 1977 ở thôn Xuân Hải, xã Hải Ninh, cho lợi nhuận hàng năm trên 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến thăm trang trại của anh Lanh, khi anh đang kiểm tra tình hình phát triển của tôm nuôi. Đây là năm thứ 9 anh Lanh gắn bó với nghề này.

Sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động, làm việc trên các tàu câu cá ngừ đại dương, năm 2008, anh trở về quê hương lập nghiệp. Lúc bấy giờ phong trào nuôi tôm ở địa phương đang trong giai đoạn phát triển, anh đã cùng với bạn bè thuê đất hồ ở xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy) để làm ăn.

Khi đã có được lưng vốn, cuối năm 2012 anh mạnh dạn vay thêm nguồn vốn từ ngân hàng để đầu tư hơn 8 tỷ đồng xây dựng hệ thống ao hồ nuôi tôm trên cát khá hiện đại ở xã Hải Ninh, với tổng diện tích khoảng 6 ha, gồm 17 ao hồ các loại (khu vực giáp ranh với huyện Lệ Thủy).

Những năm đầu, công việc làm ăn khá thuận lợi nên đã đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh. Hơn 1 năm trở lại đây, anh quyết định không đầu tư nuôi dàn trải mà chú trọng nuôi thâm canh, số ao hồ còn lại anh cho thuê. Trên 2 hồ nuôi, với diện tích khoảng 4.000m2, mỗi năm nuôi 2 vụ, bình quân mỗi vụ thả nuôi từ 50 - 75 vạn con tôm giống thẻ chân trắng.

Anh Nguyễn Thế Lanh cho biết: “Trong quá trình nuôi tôm, hai yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công vụ nuôi đó là con giống và môi trường nước. Thực tế trong những năm qua, cùng với việc mua con giống ở những công ty có uy tín, chất lượng, gia đình tôi đã thực hiện nghiêm quy trình xử lý hồ nuôi, hệ thống cấp nước trước khi dẫn vào hồ nuôi phải qua hồ lắng, nước thải trong các hồ nuôi cũng phải có một hệ thống riêng biết để đề phòng dịch bệnh cho tôm nuôi.

Nếu như trước đây, tôm giống sau khi mua về được thả trực tiếp vào hồ nuôi cho đến khi thu hoạch thì từ nhiều năm nay, gia đình tôi đã xây dựng được hệ thống hồ nuôi khá hiện đại. Để nuôi một vụ tôm, ngoài các hồ lắng, tôi xây dựng 3 hồ nuôi.

Đầu tiên, tôm giống sẽ thả nuôi ở hồ thứ nhất (hồ ương vèo) khoảng 1 tháng, sau đó chuyển sang hồ thứ hai cũng khoảng 1 tháng rồi chuyển toàn bộ sang hồ thứ ba để nuôi cho đến khi thu hoạch. Với hình thức này, tôm nuôi ít bị bệnh, người nuôi quản lý tốt môi trường nước, vì vậy cho năng suất, sản lượng khá cao”.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm trong nghề, nên tôm nuôi của gia đình anh sinh trưởng, phát triển tốt, đạt mức bình quân từ 70 - 100 con/kg; thu hoạch mỗi vụ được khoảng 10 tấn tôm thương phẩm, trừ các khoản chi phí gia đình anh có lãi ròng từ 1,5 - 1,7 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, từ mô hình nuôi tôm này, anh còn tạo công ăn việc làm cho một số lao động trên địa bàn với mức thu nhập khá ổn định.

Hiện nay, tôm nuôi vụ thứ hai của anh Lanh đã được hơn 1 tháng tuổi. Dự kiến đến Tết Nguyên đán cho thu hoạch, hứa hẹn sẽ đưa lại nguồn thu nhập đáng kể. Hiệu quả đưa lại từ nghề nuôi tôm thương phẩm trên cát đã giúp gia đình anh có của ăn, của để, xây dựng nhà cửa khang trang và điều quan trọng đối với anh là có vốn để đầu tư cho con cái đi du học nước ngoài.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 14/11/2019
NGỌC KHANG
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 23:00 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 23:00 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 23:00 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 23:00 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 23:00 18/04/2024