Hiệu quả mô hình hợp tác nuôi lươn

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, nhiều hộ nông dân ấp Bình Châu (xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) phát triển mô hình nuôi lươn trong bể bạt. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Nuôi lươn bể bạt
Nuôi lươn trong bể bạt giải quyết vấn đề thu nhập và lao động địa phương

Nhẹ công chăm sóc

Đây là vụ thứ 2 gia đình ông Nguyễn Hoàng Dũng áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể bạt. Vụ đầu tiên, với 9 bể nuôi, mỗi bể có diện tích từ 20-30m2, ông thu hoạch khoảng 1,1 tấn lươn thương phẩm và được thương lái thu mua với giá 130.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng, hiện nay ông Dũng đang chuẩn bị để thu hoạch tiếp đợt thứ 2.

Nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt không khó để thực hiện. Theo ông Dũng, phương pháp nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ít công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp. Áp dụng phương pháp này, ông Dũng xây dựng bể bạt với diện tích từ 20-30m2 (tùy diện tích đất trống), chiều cao mỗi bể khoảng 1,2 - 1,3m. Trong bể chất thêm những cây bạch đàn dài để làm nơi cư trú cho lươn và phủ tấm bạt ny-lon ở phía trên. Mực nước trong bể luôn duy trì khoảng 25cm.

Mỗi bể, ông Dũng thường thả 10kg con giống. Đây là loại lươn được bắt ngoài tự nhiên, trọng lượng từ 110-120 con/kg. Thức ăn cho lươn khá đơn giản, dễ tìm như: cá, ốc… xay nhuyễn. Việc sử dụng thức ăn tự nhiên giúp giảm chi phí trong quá trình chăn nuôi. Bên cạnh đó, ông Dũng còn sử dụng thêm thức ăn công nghiệp để bổ sung trong khẩu phần ăn, để phòng tránh bệnh cũng như kiểm tra, quản lý thức ăn hàng ngày. “Từ lúc thả con giống đến lúc thu hoạch khoảng 8 tháng. Lúc này, trọng lượng mỗi con đạt từ 100-200gr” - ông Dũng thông tin.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, mặc dù nuôi lươn khá đơn giản nhưng trong quá trình nuôi cần chú ý đến một số loại bệnh như: xuất huyết bao tử hay bệnh tuột nhớt. Các bệnh này rất khó phát hiện. Khi đã xuất hiện thì tỷ lệ chết khá cao. Do đó, cần phải chủ động các biện pháp phòng tránh để giảm bớt thiệt hại.

Liên kết nuôi lươn

Cũng giống như ông Dũng, gia đình ông Phan Văn Hắt phát triển mô hình nuôi lươn không bùn trong bể bạt với số lượng 9 bể. Theo tính toán của ông Hắt, vốn đầu tư khoảng 6 triệu đồng/bể (chưa tính tiền thức ăn). Bình quân mỗi bể nuôi cho năng suất 150kg. “Giá lươn hiện nay đang ở mức cao, khoảng 210.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi  bán, mỗi bể thu lợi nhuận từ 10-15 triệu đồng”- ông Hắt chia sẻ.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Long Trịnh Diệu Minh cho biết, mô hình nuôi lươn trong bể bạt đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có cuộc sống khấm khá hơn. Thời gian qua, nhằm giúp đỡ các hộ dân phát triển sản xuất, địa phương đã tổ chức 2 lớp chăn nuôi để nâng cao kỹ thuật, tay nghề cho bà con.

Năm 2017, Hội Nông dân xã đã vận động nông dân thành lập tổ hợp tác với số lượng thành viên ban đầu là 20 người. Đến nay, số lượng đã nâng lên 27 thành viên. Đây là diễn đàn để nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất và là cầu nối để nông dân tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để phát triển chăn nuôi. Qua đó đã hỗ trợ cho 5 hộ phát triển mô hình với số vốn từ 30-50 triệu đồng/hộ từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Địa phương đang hướng nông dân sản xuất theo hướng VietGAP để xây dựng thương hiệu, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Lươn là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao nên có thị trường tiêu thụ khá rộng. Do đó, việc phát triển mô hình ở ấp Bình Châu nói riêng, xã Bình Long nói chung là hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần tìm hiểu kỹ quy trình nuôi, kỹ thuật chăm sóc và đảm bảo nguồn nước phù hợp cho lươn sinh trưởng.

Báo An Giang
Đăng ngày 27/04/2020
Đức Toàn
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:10 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:10 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:10 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:10 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:10 29/03/2024