Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
Nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở ĐBSCL cho kết quả rất tốt

Nguồn lợi rong biển ở ĐBSCL

Bên cạnh khả năng hấp thu khí carbon rất lớn, thì rong biển còn tạo hệ sinh thái làm nơi cư trú, vườn ươm, bãi đẻ, thức ăn cho động vật biển; có vai trò lọc sinh học để cải thiện môi trường nước biển. Rong biển là nguồn nguyên liệu chiết xuất Agar (thực phẩm, môi trường nuôi cấy vi khuẩn, vỏ bọc thuốc, khuôn răng, chỉ khâu); Carrageenan (công nghệ thực phẩm như sữa, bánh, kem, coca, đồ hộp); Alginate, mannitol (thuốc phòng phóng xạ, huyết thanh nhân tạo).

Vì vậy, vai trò của rong biển đối với nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Rong biển lọc sinh học với khả năng hấp thu N, P, kim loại nặng để cải thiện chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Nó hấp thu tia UV nên giảm sự xâm nhập của bức xạ tia cực tím vào nước nuôi trồng thủy sản. Rong biển là nguồn thức ăn tự nhiên, giá thể, nơi trú ẩn cho tôm, cá; môi trường cho nuôi kết hợp đa loài thân thiện môi trường, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Rong biểnVai trò của rong biển đối với nuôi trồng thủy sản là rất lớn

Ở ĐBSCL có 600.000 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ với 90% tôm quảng canh và quảng canh cải tiến. Sản lượng rong biển tự nhiên ở ĐBSCL từ 4-10 triệu tấn, một nguồn lợi rất lớn. Chủ yếu gồm rong mền/rong xanh có 14 loài thuộc 3 giống (Cladophora, Chaetomorpha và Rhizoclonium); rong bún có 6 loài thuộc giống Enteromorpha; rong câu chỉ có 1 loài thuộc giống Gracilaria.

Nghiên cứu vai trò của rong và thực vật thủy sinh trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến ở Bạc Liêu, Cà Mau cho thấy, cải thiện chất lượng nước rất tốt; làm thức ăn trực tiếp và nơi trú ẩn cho cá, tôm, cua. Khảo sát ý kiến của nông hộ về rong và thực vật thủy sinh trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến, có 75% đánh giá rất có lợi, thích được duy trì trong ao nuôi tôm. Đặc biệt rong biển có tiềm năng lớn phát triển nuôi kết hợp với tôm, cá.

Nghiên cứu nuôi tôm kết hợp rong câu chỉ, rong nho

Các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng hấp thụ đạm (N) và lân (P) trong nước thải tôm sú thâm canh của rong câu chỉ. Hệ thống thí nghiệm bố trí ngoài trời, phía trên có mái che bạt nilon trong, bể 150 lít, thể tích nước 120 lít, độ mặn tương tự với độ mặn nước thải (15‰). Nồng độ ban đầu (trước khi thí nghiệm) của nước thải nuôi tôm sú thâm canh thu ở Bạc Liêu: TAN 4,64 mg/L, NO3- 5,62 mg/L, Nitơ tổng TN 14,86 mg/L, PO4 3- 2,04 mg/L và lân tổng TP 5,76 mg/L. Sau 7 ngày xử lý, nước đạt tiêu chuẩn QCVN 02 -19: 2014/BNNPTNT có thể cấp trở lại ao nuôi với chuẩn cho phép TAN chỉ còn 0,3 mg/L.

Nghiên cứu ương giống tôm sú/tôm thẻ kết hợp rong câu chỉ với các mật độ khác nhau. Thí nghiệm 2 nhân tố: 3 mật độ tôm (1.000, 2.000 và 3.000 con/m3) kết hợp 4 mật độ rong câu chỉ (0,1; 1,5 và 2 kg/m3). Thời gian ương 30 ngày, tôm được gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong 14 ngày. Đánh giá chất lượng tôm sau 30 ngày ương thông qua gây cảm nhiễm 14 ngày: Tỉ lệ chết tích lũy của tôm giống sau khi gây cảm nhiễm với Vibrio parahaemolyticus ở nghiệm thức kết hợp tôm với rong thấp hơn so với nghiệm thức nuôi đơn.

Ứng dụng nuôi kết hợp tôm sú với rong câu chỉ trong ao quảng canh cải tiến ở Bạc Liêu và Cà Mau trong 6 tháng, quy mô nông hộ. Gồm 2 nhóm: không cho ăn và có cho ăn bổ sung (50% khẩu phần ăn). Diện tích ao nuôi từ 1 -1,5 ha/hộ, mật độ nuôi 4 con/m2. Tổng hợp kết quả chính mô hình thực nghiệm sau 6 tháng: Tỉ suất lợi nhuận khi không cho ăn là 4,84±1,15 lần; cao hơn khi có cho ăn bổ sung chỉ 4,35±0,80 lần.

Rong nho
Rong nho và sản phẩm rong nho được trồng tại ao nuôi tôm. Ảnh: danviet.vn

Thực nghiệm nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) với rong nho (Caulerpa lentillifera); theo các mật độ rong nho khác nhau và các mật độ tôm thẻ chân trắng khác nhau. Sau các vụ cũng cho kết quả tốt với lợi nhuận cao.

Các nhà khoa học còn thử nghiệm trồng rong nho (Caulerpa lentillifera) trong bể lót bạt tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Bể lót bạt 16m2, mức nước 60 - 80 cm, độ mặn 28-35‰; mật độ rong giống ban đầu 1 kg/m2. Thời gian trồng 45 ngày. Thu được năng suất thân đứng 7-10 kg/m2, tỉ lệ thân đứng trên toàn tản rong 70-85%, chiều dài thân đứng thương phẩm 6-9 cm. Kết quả cho hiệu quả kinh tế cao.

Kết luận

Qua các thực nghiệm nghiên cứu mấy năm ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học kết luận: Rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) là loài tiềm năng trong mô hình nuôi kết hợp với tôm ở vùng nước lợ ĐBSCL. Rong nho (Caulerpa lentillifera) là loài tiềm năng nuôi trồng đơn và trong mô hình nuôi kết hợp với tôm, cá tại vùng có độ mặn cao ở ĐBSCL. 

Các nhà khoa học khuyến nghị, cần phát triển mô hình trồng rong biển và mô hình nuôi kết hợp rong biển với tôm, cá ở ĐBSCL để giảm phát thải, thích ứng biến đổi khí hậu, bền vững, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn trong thuỷ sản.

Đăng ngày 17/10/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Nuôi trồng

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 01:31 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 01:31 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 01:31 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 01:31 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 01:31 18/12/2024
Some text some message..