Hiệu quả từ tạo thảm thực vật để nuôi tôm

Những năm đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lượng thức ăn cho tôm dồi dào, môi trường tự nhiên ổn định nên hiệu quả nuôi tôm khá cao mà không cần sự tác động nhiều của người nuôi. Thế nhưng, sau vài năm, đất đai bị suy thoái, môi trường nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra, làm cho năng suất thủy sản nuôi bị giảm sút. Từ đó, đòi hỏi phải có sự tác động về kỹ thuật, tìm ra những mô hình sản xuất mới, nhằm phát huy hiệu quả sản xuất.

thu gom cỏ
Ông Thái Văn Kía thu gom cỏ chất thành đống, tạo thức ăn cho tôm.

tham
Nhờ có thảm thực vật mà tôm nuôi phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao.

Xác định tôm nuôi thiếu thức ăn cũng như môi trường không ổn định, qua kinh nghiệm nhiều năm, ông Thái Văn Kía (ấp Vàm Đình, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) tận dụng cỏ dưới ruộng và trên bờ vuông, phát cỏ chất thành đống, phơi khô, sau đó thả xuống làm thức ăn cho tôm trong quá trình nuôi quảng canh truyền thống.

Với kỹ thuật đơn giản này, tôm nuôi chẳng những có thức ăn mà còn đảm bảo tốt môi trường nước đầm nuôi. Trên diện tích hơn 1ha, từ khi ông Kía thực hiện “bí quyết” này và áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật, dần dần tôm nuôi phát triển tốt. Mỗi năm gia đình ông Kía có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Ông Thái Văn Kía chia sẻ: “Nuôi tôm hình thức như thế này hiệu quả rất cao, so với lúc trước đạt gấp năm lần trở lên. Trước đây có nhiều con nước tối đa chỉ được khoảng 200 ngàn đồng, còn bây giờ tới con nước, xuống lú ba bốn đêm là được 5 - 7 triệu đồng”. Ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Tân: “Hội Nông dân huyện đã triển khai, nhân rộng giải pháp kỹ thuật này cho bà con nuôi tôm theo mô hình quảng canh truyền thống, giúp tăng tính bền vững và hiệu quả kinh tế”.

Có thể nói, trong sản xuất, nông dân Phú Tân luôn có sự chủ động tìm ra những mô hình sản xuất đa dạng để tăng thu nhập. Với đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động và ý chí vượt khó, nông dân đã tạo nên sức mạnh, từng bước vượt nghèo và đi lên khá giàu.

Báo Ảnh Đất Mũi, 11/04/2016
Đăng ngày 14/04/2016
Anh Phan
Nuôi trồng

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 10:01 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 09:42 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Nguyên nhân khiến ngành tôm của Bangladesh đang lao dốc

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bangladesh, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của nước này đã giảm sút đáng kể. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái này? Hãy cùng Tép Bạc phân tích các yếu tố chính khiến ngành tôm Bangladesh đang lao dốc.

Tôm thẻ
• 10:09 23/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 01:26 27/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 01:26 27/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 01:26 27/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 01:26 27/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 01:26 27/10/2024
Some text some message..