Hiệu quả vaccine phòng bệnh xuất huyết trên cá

Nghiên cứu cho thấy vaccine DNA có tiềm năng bảo hộ cho các loài cá cảnh thuộc họ cá chép trên thế giới và Việt Nam chống lại tác nhân virus gây bệnh xuất huyết.

Hiệu quả vaccine phòng bệnh xuất huyết trên cá
Hiệu quả vaccine phòng bệnh xuất huyết trên cá. Ảnh: hlasek

Reovirus là một trong những tác nhân gây bệnh vô cùng nghiêm trọng đối với các loài cá thuộc họ cá chép. Hằng năm, loài virus này gây thiệt hại kinh tế rất to lớn đối với cá chép cảnh và cá chép nuôi công nghiệp tại Trung Quốc và Việt Nam. 

 

Cấu tạo của Reovirus

Grass carp reovirus II (GCRV II) là gì?

Trong các loài thuộc họ Reovirus, Grass carp reovirus II (GCRV II) là loài gây ra bệnh xuất huyết trầm trọng với tỷ lệ tử vong cao ở cá trắm cỏ, Cyenopharyngodon idellus. Liệu pháp vaccine đã mang lại hiệu quả bảo hộ trên động vật thủy sản. DNA vaccine: Là loại vaccine có thành phần chính là gen độc lực được tổng hợp từ virus và được trực tiếp đưa vào cơ thể động vật thủy sản. Tuy nhiên các nghiên cứu về vaccine DNA trên Reovirus chỉ ở mức độ sơ khai, cần có nhiều những nghiên chuyên sâu nhằm tạo ra một loại vaccine chuyên biệt hiệu quả cao đối với tác nhân này.

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Trung Quốc nhằm mục đích đánh giá hiệu quả bảo hộ của một loại vaccine DNA trên cá trắm cỏ. 

 

Cá trắm cỏ bị xuất huyết ngoại và mòn đuôi do GCRV II

 

Nội tạng cá trắm cỏ bị xuất huyết nghiêm trọng

Ứng dụng vaccine DNA phòng bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ

Đối tượng nghiên cứu lá cá trắm cỏ Cyenopharyngodon idellus

Các nhà khoa học đã tiêm hai loại vaccine DNA gồm vắc-xin đoạn 6 (pC-S6, mã hóa gen VP4) và vắc-xin đoạn 10 (pC-S10, mã hóa gen NS38) của virus GCRV II và phân tích các đáp ứng miễn dịch tương ứng do hai loại vaccine này gây ra. 

 

Phương pháp sản xuất vaccine DNA.

Hiệu quả bảo hộ của 2 loại vaccine pC-S6 và pC-S10 với tỷ lệ sống tương đối (RPS) của cá lần lượt là 59,9% và 23,1%. Điều này cho thấy vaccine DNA pC-S6 và pC-S10 có thể làm tăng tỷ lệ sống của cá trắm cỏ chống lại GCRV, mặc dù có sự khác biệt về hiệu quả phòng ngừa miễn dịch.

Phân tích miễn dịch cho thấy:

- Sau khi tiềm phòng, cả pC-S6 và pC-S10 điều chỉnh sự biểu hiện của interferon (IFN-1), Mx1, IL-1β, và TNF-α. Tuy nhiên, CD4 và CD8α đã được điều chỉnh tăng khi tiêm vaccine pC-S6 nhưng không có ở pC-S10. Qua đó cho thấy vắc-xin pC-S6 làm tăng hiệu quả của hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn.

- Thứ hai, so sánh các cá thể thí nghiệm thì các gen liên quan đến tế bào T và GATA3 được tăng lên ở cá được tiêm vaccine pC-S6 ở 48 giờ sau khi thử thách với mầm bệnh GCRV II (pc).

- Hai vaccine pC-S6 và pC-S10 đều tạo ra các mẫu kháng nguyên tương tự về đáp ứng kháng thể đặc hiệu. 

Các kết quả nghiên cứu này cho thấy vaccine pC-S6 thúc đẩy cả sự hình thành miễn dịch không đặc hiệu (IFN-1 và Mx1) và phản ứng miễn dịch đặc hiệu giúp cho hệ thống miễn dịch của cá đạt được sự tập trung bảo hộ ở mức độ cao, trong khi đó vaccine pC-S10 chỉ gây ra phản ứng không đặc hiệu IFN loại I và đáp ứng viêm thấp hơn. Qua đó cho thấy vaccine pC-S6 có hiệu quả cao hơn và có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong tương lai đối với các loài cá cảnh thuộc họ cá chép trên thế giới và Việt Nam.

Theo Dan-Dan Chena, Yuan-Yuan Yaoa, Zheng-Wei Cuia, Xiang-Yang Zhanga và cộng sự
Đăng ngày 11/04/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 18:58 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 18:58 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 18:58 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 18:58 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 18:58 28/03/2024