Hiểu toàn diện về dịch bệnh TiLV trên cá rô phi

TiLV là mối đe dọa đối với ngành cá rô phi trên toàn thế giới.

TiLV trên cá rô phi
Tìm hiểu về TiLV trên cá rô phi để chủ động trong sản xuất.

Cá rô phi là loài thủy sản có vây quan trọng thứ hai trên toàn thế giới do mang lại nguồn protein chất lượng cao, dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, việc sản xuất thâm canh và số lượng trang trại nuôi cá rô phi ngày càng tăng đã dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. Trong số tất cả các bệnh truyền nhiễm cản trở trong nuôi cá rô phi, TiLV thu hút nhiều sự chú ý do sự xuất hiện phổ biến của nó và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Dưới kính hiển vi điện tử cho thấy TiLV (virus RNA ) là một virion hình tròn có đường kính 55–100 nm.

Tình hình bệnh TiLV trên thế giới

Tháng 4 năm 2020, 16 quốc gia đã báo cáo TiLV bao gồm: Colombia, Ecuador, Ai Cập, Israel, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Peru, Philippines, Thái Lan, Tanzania và Uganda, Đài Bắc Trung Hoa và gần đây nhất là Mexico và Hoa Kỳ và Bangladesh. Rất có thể, sự phân bố theo địa lý của TiLV còn rộng hơn nhiều. 

Tỷ lệ tử vong ở cá nhiễm bệnh khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Ví dụ, tỷ lệ tử vong cao từ 10% đến 80% ở Ecuador, 20% –90% ở Thái Lan và 80% đến 90% ở Ấn Độ, trong khi tỷ lệ tử vong thấp hơn 6,4% ở Đài Bắc Trung Hoa, 0,71% cá rô phi tự nhiên và 15% cá rô phi nuôi ở Malaysia và 0–2,7% ở Mexico. Ở Thái Lan, tỷ lệ chết cao xảy ra trong tháng đầu tiên sau khi chuyển cá bột hoặc cá rô phi con từ trại giống sang lồng nuôi thương phẩm. Thông thường, người nuôi nhận thấy cá bị bệnh ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát, bệnh lây lan nhanh chóng và tỷ lệ chết xảy ra trong vòng 4–10 ngày. Tỷ lệ tử vong thường dừng lại trong vòng 21–28 ngày. 

Nguyên nhân của sự khác biệt lớn về tỷ lệ chết được báo cáo phần lớn chưa được khám phá, nhưng nó có thể liên quan đến các dòng cá. Cụ thể, tỷ lệ chết cao với tỷ lệ sống sót 20% được báo cáo ở dòng cá rô phi Chitralada so với tỷ lệ sống sót 80% –90% ở dòng cá đực (GMT) ở Ecuador. Có thể có nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào tỷ lệ chết cao của cá khi bị nhiễm TiLV, chẳng hạn như cá đồng nhiễm giữa TiLV và các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng khác trong các đợt bùng phát TiLV (phổ biến nhất là đồng nhiễm với Aeromonas).

Các loài cảm nhiễm

TiLV có thể gây bệnh cho nhiều loài khác nhau bằng cách lây nhiễm tự nhiên hoặc lây nhiễm thực nghiệm. TiLV lây nhiễm cho cá rô phi lai, cá diêu hồng, cá rô phi Mango, cá rô phi đỏ, cá rô phi xanh. Bên cạnh cá rô phi, sự lây nhiễm tự nhiên của TiLV đã phát hiện ở cá tai tượng. 

Tuy nhiên, hầu hết các loài cá nước ấm bao gồm cá sặc rằn, cá tra, cá trê vàng, cá lóc đồng, cá rô đồng, cá chép, cá mè vinh và cá chẽm có khả năng kháng vi rút TiLV trong các nghiên cứu thực nghiệm. Lý do có thể là do không có các thụ thể hoặc cơ chế cho phép vi rút nhân lên ở những loài này. Do đó, những con cá này không có khả năng là vật mang TiLV. Tuy nhiên, một số yếu tố chẳng hạn như căng thẳng, đồng nhiễm và các yếu tố môi trường, có thể làm tăng tính nhạy cảm với bệnh của cá. 

Dấu hiệu lâm sàng và tổn thương đại thể

Các bệnh tích thường gặp của cá nhiễm TiLV bao gồm: da bị bào mòn, nhợt nhạt (cá diêu hồng) hoặc màu sẫm (cá rô phi); các nốt xuất huyết ở gốc vây và vòi trứng; mất vảy và bong vảy, bụng sưng do tích tụ chất lỏng trong khoang bụng. Tổn thương ở mắt như: lồi mắt, co rút nhãn cầu trong nhiễm trùng cấp tính và đục thủy tinh thể. Hành vi bất thường của cá bị nhiễm bệnh: lờ đờ và chán ăn; bơi ở mặt nước; mất thăng bằng khi bơi. Tuy nhiên, các dấu hiệu lâm sàng được mô tả của nhiễm trùng TiLV có thể thay đổi tùy theo vị trí địa lý. 

Tổn thương mô học và các cơ quan bị ảnh hưởng

TiLV tấn công vào các cơ quan nội tạng khác nhau của cá như: não, gan, lá lách, mắt và thận. Một trong những tổn thương mô bệnh học phổ biến nhất ở cá nhiễm TiLV là viêm gan hợp bào, một đặc điểm được mô tả bởi sự hình thành đa nhân trong một tế bào gan. 

Ngoài ra, sự hình thành tế bào hợp bào cũng được tìm thấy trong não của cá thử nghiệm ở Ấn Độ. Sự hiện diện của các thể vùi trong tế bào chất và sự hình thành tế bào hợp bào trong tế bào gan của cá bị nhiễm bệnh. Hơn nữa, hoại tử các tuyến dạ dày và tắc nghẽn trong nhiều mô trên cá rô phi ở Ecuador. Các phát hiện mô bệnh học khác được báo cáo từ Thái Lan bao gồm tế bào chất sủi bọt ở gan, hoại tử tuyến tụy nghiêm trọng, thâm nhiễm tế bào lympho ở một số khu vực của ống thận và sự hình thành tế bào hợp bào nằm ở vùng viêm trong não của cá bị nhiễm bệnh.


(a) Xuất huyết, bong vảy ở cá diêu hồng, (b) xuất huyết xung quanh mắt và lỗ mũi, (c) gan tái và to, (d) sự hình thành tế bào hợp bào trong gan (mũi tên), (e) hạt virut (virion) được bao bọc với kích thước 80 nm. 

Các con đường truyền lây

Sự truyền TiLV có thể xảy ra theo chiều ngang và chiều dọc. Việc phát hiệnTiLV ở cá bột 2 ngày tuổi, trong tinh hoàn và buồng trứng cho thấy TiLV đã chuyển từ cá bố mẹ bị nhiễm bệnh sang cá con. Các loài khác, chẳng hạn như động vật thân mềm, côn trùng dưới nước và động vật không xương sống, là những ứng cử viên tiềm năng để trở thành vật mang TiLV. Tuy nhiên, không có phát hiện RNA của TiLV trong nhuyễn thể và ký sinh trùng trên cá.

Ban đầu TiLV xâm nhập vào cá qua đường miệng hoặc trực tiếp ở mang sau đó phân phối có hệ thống đến các cơ quan nội tạng khác (lá lách, gan, thận và tuyến sinh dục). Vi-rút đi theo chất nhầy hoặc phân lây lan cho trứng và cá con. 


Cơ chế sinh bệnh và lây lan của virus TiLV. 

Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh 

Cho đến nay, không có liệu pháp hoặc vắc-xin thương mại nào chống lại TiLV. 

  • Một nghiên cứu gần đây cho thấy TiLV có nguy cơ lây lan qua các sản phẩm cá rô phi đông lạnh và do đó các quy định nghiêm ngặt phải được tập trung vào việc vận chuyển cá. Các quy trình như vậy phải bao gồm việc kiểm tra vi rút trước khi vận chuyển cá, theo dõi và giám sát dịch bệnh thường xuyên tại các khu vực lưu hành của TiLV. 
  • Hiện tại, cả vắc xin TiLV giảm độc lực và bất hoạt dựa trên các chế phẩm nuôi cấy tế bào đang được sản xuất và đã được thử nghiệm hiệu quả. Từ vài năm nay công ty KoVax Co., Ltd ở Israel đang nghiên cứu vắc xin ngâm giảm độc lực của TiLV. Hơn nữa, một số phòng thí nghiệm nghiên cứu vắc xin TiLV bất hoạt bằng formalin giúp tăng tỷ lệ sống sót lên đến 60% –70%. Tuy nhiên, cơ chế đằng sau sự bảo vệ này cần được điều tra thêm. Một cơ chế khả thi là sự phát triển của các kháng thể bảo vệ như IgM. 
  • Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chú ý đến việc lai tạo chọn lọc dòng cá kháng TiLV. Một nghiên cứu gần đây cho rằng cá rô phi từ dòng GIFT có đặc điểm di truyền liên quan đến tính kháng TiLV, nhưng không có chương trình nhân giống toàn diện nào để chọn lọc cá rô phi chống chịu với TiLV. Chính vì thế việc nuôi cá bố mẹ không có TiLV có tiềm năng rất lớn trong việc ngăn chặn vi rút. 
  • Cần phải có hành động kịp thời để giảm thiệt hại kinh tế khi TiLV bùng phát bao gồm:  nhanh chóng loại bỏ cá chết, tránh chuyển cá nhiễm bệnh sang ao hoặc địa điểm khác, duy trì chất lượng nước thích hợp và giảm căng thẳng cho cá. Nhìn chung, các hướng dẫn này có thể được thực hiện để ngăn chặn vi rút lây lan trong trang trại hoặc địa phương.
  • Các chất khử trùng thông thường nên được sử dụng trong trang trại để giảm sự bùng phát của virus và hạn chế sự lây lan của virus. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các chất khử trùng thông thường có khả năng giảm TiLV đến mức tối thiểu. Cụ thể: 2,5ppm iodine, 10ppm NaOCl, 300ppm H2O2 đều đủ để bất hoạt vi rút hơn 50%khi được sử dụng trong 10 phút ở 28°C. Trong khi formalin ở 80ppm cần lâu hơn 60 phút ở 28°C để vô hoạt hoàn toàn. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng TiLV nhạy cảm với phức hợp đệm povidone-iodine và clo.
Đăng ngày 07/09/2020
Sương Phạm
Dịch bệnh

Những hiểu biết cần thiết để nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất cá giống

Tăng cường khả năng tiếp cận con giống chất lượng tốt của nông dân ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu và đã được chứng minh là làm tăng đáng kể thu nhập, giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và tạo cơ hội việc làm.

cá rô phi ấp trứng
• 11:59 14/10/2021

Vaccine phòng bệnh TiLV trên cá rô phi

Vaccine bất hoạt HKV (nhiệt) và FKV (formalin) đều là những vắc xin tiêm đầy hứa hẹn để phòng bệnh TiLV trên cá rô phi.

cá rô phi
• 15:25 07/10/2021

Tác dụng đa dạng của bã mía trong nuôi cá rô phi

Bã mía giúp cải thiện năng suất, miễn dịch và là một nguồn prebiotic để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thức ăn của cá rô phi trong mô hình biofloc.

cá rô phi
• 11:52 01/10/2021

Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.

cá rô phi
• 11:44 17/09/2021

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 12:30 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 12:30 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 12:30 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 12:30 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 12:30 18/04/2024