'Hô biến' cá này thành cá kia sẽ bị phạt nặng

Trên thực tế có rất nhiều loại cá có hình dáng, kích thước giống nhau nhưng giá cả trên thị trường hoàn toàn khác nhau. Vậy trường hợp người bán lợi dụng điểm này để tráo đổi nhằm thu được giá cao thì có bị phạt?

'Hô biến' cá này thành cá kia sẽ bị phạt nặng
'Hô biến' cá này thành cá kia sẽ bị phạt nặng

Hiện nay trên thị trường tràn lan nhiều loại cá có hình dáng giống nhau khiến người tiêu dùng khó phân biệt chúng với nhau. Vì vậy, nhiều người bán lại nói loại cá này thành cá kia nhằm mục đích bán với giá cao hơn. Điển hình có một số loại cá có hình dáng giống nhau như:

Cá tra, cá basacá hú cùng là một loại cá da trơn, hình dáng giống nhau nhưng giá cả trên thị trường có sự chênh lệch nhau, chính vì thế nhiều người bán thường hay tráo đổi những loại cá này với nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận nhiều hơn. Tại một số thời điểm giá cá tra chỉ khoảng 25.000-30.000 đồng/kg còn giá cá basa thì khoảng 45.000-50.000/kg, cá hú giá khoảng 35.000-40.000 đồng/kg. Người bán thường chờ thời điểm loại cá nào giá cao thì bảo đó là loại cá đó nhằm mục đích thu lãi.

Nhiều người tiêu dùng vẫn còn rất lúng túng trong việc chọn lựa những loại cá này. Theo một chủ cửa hàng cá thì cách phân biệt những loại cá nếu nhìn kỹ cũng không khó lắm.

Cá tra đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng. Râu của cá tra dài tới mắt và mang cá. Cá tra thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm. Đối với cá basa, đầu ngắn, dẹp theo chiều đứng, lỗ miệng nằm hơi lệch, râu hàm trên cá basa dài bằng nửa chiều dài đầu. Thớ thịt cá basa nhỏ, đều, có màu trắng. Đối với cá hú, đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra. Râu hàm trên cá hú dài đến vây ngực. Mình cá hú dẹp nhưng bụng cá hú to nhất, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng xám”.

"Hô biến" cá này thành cá kia sẽ bị phạt nặng

Nhiều người bán vì mục đích lợi nhuận nên thường tráo đổi cá này thành cá kia. Ảnh: CHÂU NGUYÊN

Theo luật sư Đinh Thị Quỳnh Như, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH MTV An Luật, cho biết về góc độ pháp lý, khi giao dịch mua bán diễn ra giữa người bán và người tiêu dùng nghĩa là hai bên đang thực hiện một giao dịch dân sự. Trong đó, người bán có nghĩa vụ giao vật đúng như thỏa thuận. Như vậy, nếu thỏa thuận một loại cá này và giao một loại cá khác là vi phạm pháp luật.

Tại Nghị định 124/2015, khoản 31 Điều 1 quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng:

-  Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn;

-  Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng;

-  Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng;

Tuy nhiên, trong trường hợp này do tên gọi các loại cá da trơn đôi khi có sự sử dụng chưa rõ ràng và người mua là người trực tiếp chọn lựa cá (nhìn thấy, sờ, chọn) nên rất khó để xác định trách nhiệm bên bán. Ngoại trừ việc chứng minh cụ thể là người bán biết rõ và trong giao dịch đã cố tình lừa người mua bằng những câu nói, câu thuyết phục để người mua nhầm tưởng thì mới có thể buộc trách nhiệm của người bán.

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 21/04/2017
Châu Nguyên
Chế biến

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 13:31 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 13:31 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 13:31 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 13:31 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 13:31 17/02/2025
Some text some message..