Hồ Chí Minh: Mô hình nuôi cua giống sinh sản nhân tạo 02 giai đoạn

Để nâng cao mật độ nuôi, kiểm soát và giúp tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất chất lượng cua, từ tháng 4 năm 2019, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã thực hiện mô hình thử nghiệm nuôi cua con giống nhân tạo 02 giai đoạn.

Hồ Chí Minh: Thử nghiệm nuôi cua giống sinh sản nhân tạo 02 giai đoạn
Cua bố mẹ. Ảnh: Internet

Mô hình được thực hiện tại hộ Ông Trần Hữu Dư (217/10 Ấp 3, xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè) và hộ Ông Lê Ngọc Vũ (1498A, ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè) với quy mô 30.000 con cua giống/1ha (mỗi hộ 15.000 con/5.000 m2), trong đó khuyến nông hỗ trợ theo định mức mô hình thử nghiệm (100% giống, thức ăn hỗn hợp công nghiệp). Mục tiêu thử nghiệm là tăng mật độ nuôi từ 01 con lên 10 con/01 m2, kiểm soát được tỷ lệ sống giai đoạn 1 là từ 70 - 80% (cua 01 tháng tuổi) và tỷ lệ sống giai đoạn 2 phải đạt 50%. 

Quy trình nuôi cua con giống nhân tạo 02 giai đoạn (150 ngày) như sau:

Giai đoạn 1 (từ thả giống đến 01 tháng) nên nuôi trong ao nhỏ diện tích 1.000 - 1.500 m2 để dễ quản lý và chăm sóc cua. Mật độ nuôi 10 con/01m2, kích cỡ giống > 01cm/con (cỡ hạt me). Trước khi thả giống, kiểm tra môi trường ao nuôi, các chỉ tiêu: độ mặn > 7‰,  độ mặn từ 10 - 15‰ cua thích nghi phát triển tốt nhất; pH từ 7,5 - 8; nhiệt độ từ 28 - 30oC. Quản lý môi trường: sử dụng CaCO3, Dolomite định kỳ 10 - 15 ngày/ lần, mỗi ngày thay 20 - 30% lượng nước trong ao, ½ tháng thay toàn bộ nước 01 lần, nước sạch kích thích cua hoạt động ăn nhiều, lột xác tốt. Hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp (100%). Định kỳ 10 ngày/ lần bắt cua kiểm tra tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Trọng lượng cua sau 1 tháng nuôi đạt từ 20 - 30gr/con, tỷ lệ sống đạt 60 - 70%. 

Giai đoạn 2: Sau 1 tháng nuôi phải sang thêm qua ao lớn có diện tích 3.500m2 để nuôi, đồng thời khi sang ao cần tách cua đực, cua cái nuôi riêng vì lúc này cua đang trong giai đoạn phát triển, trưởng thành chuẩn bị giao vĩ nếu để đực và cái nuôi chung khi lột xác chúng dễ cắn nhau. Cho thức ăn vào vó/ nhá sau đó kéo lên chọn cua đực và cái. Thả nhiều chà để cua có chỗ trú ẩn. Nên tập cho cua ăn cá tạp sau 1,5 tháng, tập trung cho ăn vào chiều tối, vì tập tính bắt mồi của cua chủ yếu vào thời gian này. Lượng thức ăn tăng hay giảm tùy theo sức bắt mồi của cua, giảm khi cua lột xác nhiều và tăng lại sau 2 ngày cua lột xác. Ngoài ra, bổ sung khoáng chất, dinh dưỡng và vitamin. Kiểm tra bờ, cống, rào chắn để tránh thất thoát cua. Kiểm tra việc cân, đo trọng lượng cua; Chú ý quan sát cua có bị ký sinh ngoài vỏ, xoang mang…


Sau 3 tháng nuôi và theo dõi, kết quả đạt được rất khả quan: Tỷ lệ cua sống ở 02 hộ giai đoạn 1 và 2 đều cao hơn so với nuôi theo truyền thống (01 giai đoạn). Giai đoạn 1 tỷ lệ cua sống đạt 70-80%. Giai đoạn 2 tỷ lệ sống đạt gần 60%, còn khoảng 6000 - 7.000 con với kích cỡ đạt từ 200 - 250gr/con/mỗi hộ. Với kết quả này, mô hình nuôi thử nghiệm được đánh giá rất thành công qua tăng tỷ lệ sống tăng hơn gấp đôi (60%) so với trước (20 - 25%) và năng suất đạt 700 - 800kg cua thương phẩm/5.000 m2 ao, cao gấp 2 lần so với trước (300 – 400 kg). Giá bán hiện khoảng 250.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được trên 100 triệu đồng/ 5000 m2/vụ.

Ông Trần Hữu Dư (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè), hộ tham gia mô hình cho biết: Lâu nay tôi cũng nuôi cua nhưng chỉ nuôi trong 01 ao từ lúc cua nhỏ đến lớn, như ao 3000m2 tôi thả 3.000 con cua giống mà thu khoảng 100kg cua là mừng. Vừa qua, được Khuyến nông hỗ trợ 15.000 con cua giống nhân tạo và được hướng dẫn kỹ thuật làm ao, thả chà và tiến hành nuôi theo 02 giai đoạn. Sau 03 tháng đã tiến hành thu tỉa  được > 100kg cua với giá bán 280.000đ/kg, giờ thả vó còn rất nhiều, có thể thu được trên 800kg, tôi rất mừng. Cám ơn sự hỗ trợ của nhà nước giúp chúng tôi trong việc phát triển kinh tế. Vụ tới tôi cũng sẽ nuôi theo quy trình mà Khuyến nông đã hướng dẫn.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cua, ông Lưu Minh Đệ - xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè cho biết: Với kết quả trên tôi thấy nuôi cua 02 giai đoạn đang dần khắc phục tình trạng hao hụt cua trong quá trình trình nuôi. Để tăng tỷ lệ sống cua nuôi trong 01 tháng đầu, tôi không cho 100% thức ăn công nghiệp mà mua cá rô phi hay phụ phẩm  của cá thác lác về nấu rồi cho cua ăn, cua lớn rất nhanh, tuy nhiên để tránh ô nhiễm nguồn nước cần cho cua ăn trên các vó để có thể kiểm soát được lượng thức ăn và dễ thu các cặn bã. Sau 01 tháng tập cho cua ăn cá sống (không nấu) và nuôi theo như Khuyến nông hướng dẫn, thì tôi nghĩ tỷ lệ sống sẽ đạt cao hơn, cua phát triển hơn đem lại năng suất cao hơn.

Phát biểu tại buổi tổng kết, Ông Phạm Lâm Chính Văn- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP đánh giá cao kết quả mô hình thử nghiệm mang lại, đã giúp các hộ nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trước. Chúng tôi ghi nhận sự góp ý của bà con tham dự, sắp tới Khuyến nông sẽ từng bước hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cua 02 giai đoạn và nhân rộng mô hình cho nông dân nuôi cua trên địa bàn TP, đồng thời sắp tới chúng tôi sẽ thử nghiệm mô hình chuyển giao sản xuất giống cua nhân tạo tại Cần Giờ, tạo ra nguồn giống thuần phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng Nhà Bè, Cần Giờ, đồng thời qua đó sẽ giúp giảm giá giống còn khoảng 500 – 1.000đ/con (so với hiện nay 3.000đ/con), năng suất, chất lượng tăng thì hiệu quả sẽ tăng. Đây có thể cũng là một trong những hướng giải pháp giúp bà con TP nói chung và Huyện Nhà Bè nói riêng khai thác đối đa tiềm năng, lợi thế của vùng để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả, bền vững góp phần chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang có hiệu quả.

TTKNTPHCM
Đăng ngày 31/07/2019
Vân Tâm
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:46 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:46 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:46 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:46 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:46 17/11/2024
Some text some message..