Hỗ trợ ngư dân từ bờ đến khơi xa

Nhiều năm qua, biển Đông - ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung trở nên mất an toàn khi tàu đánh cá bị cướp phá, đâm chìm trên biển; cũng như phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết. Thế nhưng, ngư dân các tỉnh miền Trung vẫn vươn khơi bám biển đánh bắt hải sản, đồng thời góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.

vuon khoi bam bien
Ngư dân miền Trung bao đời nay luôn vươn khơi bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền vùng biển đảo

Cứu ngư dân từ... bờ

Liên tục từ cuối tháng 4, đầu tháng 5-2016, hiện tượng cá chết ven bờ biển các tỉnh miền Trung và sau đó là tin đồn thất thiệt “cá biển nhiễm độc” đã đẩy ngư dân các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... vào cuộc khủng hoảng. Hàng ngàn tàu công suất lớn của các tỉnh thành nói trên đánh bắt tận ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa khi về cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) - nơi có một trong những vựa cá lớn nhất miền Trung - bị người dân tẩy chay. Chợ cá vắng bóng người mua, hàng trăm nhà hàng kinh doanh hải sản dọc ven biển Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung hiu quạnh, tàu thuyền nằm bờ không dám ra khơi...
Ngay lập tức, UBND TP Đà Nẵng đã triển khai hàng loạt các biện pháp hỗ trợ ngư dân một cách thiết thực. Đầu tiên, UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở NN-PTNT, Sở TN-MT phối hợp với các cấp, ngành liên quan nhanh chóng xét nghiệm và công bố chất lượng nước biển và mẫu hải sản. Tiếp đến, là động thái của các cấp lãnh đạo khi xuống cảng động viên tiểu thương, chủ tàu và ngư dân; xuống tận biển ăn hải sản, tắm biển. UBND TP Đà Nẵng còn thành lập 50 điểm bán cá bảo chứng kèm theo kết quả xét nghiệm mẫu cá... để người dân cả nước yên tâm ăn cá trở lại.

Chị Lê Thị Hương Thủy, người dân phường An Hải Đông (quận Sơn Trà), một trong những người tiên phong ăn cá trở lại, cho biết: “May mà chính quyền Đà Nẵng đã phần nào giải tỏa được tâm lý lo ngại của người dân. Tôi thấy mừng vì ngư dân bán được cá và mừng cho mình có cá sạch để ăn”.

Hỗ trợ ngư dân vươn khơi

Trước những khó khăn ngư dân đang gặp phải trong khai thác hải sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa, ngày 13-5 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp khẩn với sự có mặt của các cấp các ngành liên quan và ngư dân trên địa bàn tỉnh để đưa ra nhiều chính sách giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển đánh bắt hải sản và giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Ông Nguyễn Xuân Vũ, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thăng Bình đề nghị cập nhật tất cả tàu cá đánh bắt xa bờ, kiểm tra xem chủ phương tiện nào chưa kịp đóng phí bảo hiểm thì đề nghị gia đình chủ tàu đóng phí chứ nhiều lúc ngư dân đi trên biển cả tháng trời mà không biết rằng bảo hiểm đến ngày phải gia hạn.

Theo Sở NN-PTNT, đến thời điểm này, mới chỉ có 50% tàu cá sản xuất xa bờ được bảo hiểm. Trong khi đó, theo Nghị định 89 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 89) thì ngư dân được hỗ trợ 70% chi phí mua bảo hiểm cho tàu cá có công suất từ 90CV đến dưới 400CV; 90% cho tàu cá có công suất từ 400CV trở lên. Vì vậy, UBND tỉnh xem xét hỗ trợ phần còn lại để tất cả chủ tàu đều có thể mua bảo hiểm cho tàu cá.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho rằng, nhiều trường hợp ngư dân đã bỏ cả chuyến biển để trợ giúp phương tiện khác bị nạn. Tàu cá cứu giúp bị tổn thất rất lớn, cần được hỗ trợ kịp thời, vừa giúp họ có kinh phí trang trải vừa động viên họ tiếp tục có nghĩa cử cao đẹp. Trên biển, khi gặp nạn, trước hết là các tàu cá trong các tổ, đội đoàn kết sản xuất trợ giúp nhau vượt qua hoạn nạn. Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại, mô hình này vẫn chỉ hoạt động tự phát nên tỉnh cần xem xét, có cơ chế trợ giúp về kinh phí, quỹ hoạt động. Vì vậy, UBND tỉnh cần hỗ trợ cho thuyền trưởng và các thuyền viên trên tàu cá cứu hộ, cứu nạn bằng cách tính theo ngày công lao động phổ thông cũng như bù lại phần nhiên liệu hoạt động.

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết sẽ đề xuất Trung ương nghiên cứu, triển khai cơ chế mới, thiết thực khuyến khích ngư dân yên tâm vươn khơi bám ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa. Tỉnh Quảng Nam cũng sẽ có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn, phù hợp với tình hình sản xuất có nhiều biến động như hiện nay. Hiện UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT phối hợp với các ban ngành khẩn trương bổ sung, hoàn thiện lại các cơ chế hỗ trợ, trình UBND tỉnh phê duyệt trong đầu tháng 6-2016 và sớm triển khai để ngư dân được hưởng lợi.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 17/05/2016
Đăng ngày 19/05/2016
Nguyên Khôi
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:35 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 10:35 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:35 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:35 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 10:35 05/11/2024
Some text some message..