Hòa Bình: Triển vọng nghề nuôi tôm càng xanh thương phẩm

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

nuoi tom cang xanh hoa binh
Mô hình nuôi tôm cành xanh thương phẩm mang lại thu nhập cao cho hộ nuôi thủy sản xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình).

Theo ông Phạm Nhật Thăng Dũng, Phó phòng Kinh tế thành phố, nghề nuôi thủy sản của thành phố cũng như tình hình chung của nghề nuôi toàn tỉnh và của các tỉnh nội đồng đó là trình độ phát triển còn thấp, đa phần mới đạt mức quảng canh. Một tỷ lệ nhỏ mới đạt mức bán thâm canh, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mang tính tự phát, chưa tập trung thành những vùng có quy mô lớn nên năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, diện tích ao nuôi trung bình 500 – 2.000 m2. Qua điều tra những hộ dân có từ 1 – 2 ao, đa số hộ nuôi sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, dịch bệnh thường xuyên xảy ra do chất lượng nước kém, người dân chưa chủ động sử dụng thuốc phòng trừ dịch bệnh. Cỡ cá thu hoạch chỉ từ 0,5 – 2 kg/con. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống như mè trắng, mè hoa, trôi, trắm cỏ, chép…

Để nâng cao năng suất, sản lượng, tạo ra hàng hóa tập trung đảm bảo VSATTP, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh tại 3 điểm xã Yên Mông, Thống Nhất và Dân Chủ (TPHB) với 8 hộ trong mô hình và 12 hộ nông dân cùng sở thích. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao, một số bệnh thường gặp, cách phòng trị bệnh, thả tôm giống được tập huấn, chuyển giao tới hộ tham gia trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình. Nguồn tôm giống do Công ty TNHH Sang Ngân – Hải Phòng cung ứng, đảm bảo chất lượng giống theo tiêu chuẩn. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, xóm Mít, xã Yên Mông cho biết: Các hộ thực hiện mô hình nhiệt tình và tuân thủ cam kết về cách chuẩn bị ao, mật độ nuôi, sử dụng thức ăn, cách cho ăn, phòng bệnh, định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng, thời gian nuôi, cam kết đóng góp vốn đối ứng vật tư thực hiện gồm 30% tôm giống và 50% thức ăn, thuốc phòng bệnh.

Qua tập huấn,, những hộ nuôi tôm đã nắm bắt được KHKT, cải thiện môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học. Quá trình quản lý, chăm sóc, các hộ đã thường xuyên thăm ao vào buổi sáng để vớt trứng cóc, ếch, nhái, bón vôi cho ao theo định kỳ, cho tôm ăn bằng sàng, định kỳ sử dụng thuốc phòng và thức ăn sử dụng theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Nhờ vậy, tỷ lệ sống của tôm khá cao (trên 50%). Tính đến cuối kỳ thu hoạch, tỷ lệ sống của tôm tại mô hình ở xóm Dân Chủ 56,5%, Yên Mông 55% và Thống Nhất 54%. Ông Nguyễn Huy Thông ở xóm Mát, xã Dân Chủ chia sẻ kinh nghiệm: Tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, đồng đều, đặc biệt là từ tháng thứ 3 – 5 tính từ khi bắt đầu thả giống. Vào cuối chu kỳ nuôi, có cá thể tôm đạt cỡ 100 g/con, trọng lượng trung bình của tôm đạt cỡ 30 g/con. Với diện tích 2.000 m2 ao, ông thu được 350 kg, cỡ tôm thu hoạch khoảng 25 con/kg, bán thành phẩm được 77 triệu đồng.

Kỹ sư Đặng Thị Duyên - Chi cục Phó Chi cục Thủy sản cho biết: Tôm càng xanh là loài động vật ăn tạp, phàm ăn, có thể ăn nhiều loại thức ăn tận dụng như cám gạo, bột sắn, các loại thức ăn rẻ tiền dễ tìm như: ốc bươu vàng, cá vụn, giun, côn trùng …và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 30 – 35%. Việc triển khai mô hình đã mang lại thu nhập đáng kể đối với kinh tế hộ, là cơ sở khoa học cho các hộ nuôi ao hồ nhỏ mạnh dạn đầu tư nuôi những giống loài mới có giá trị thay thế loài nuôi truyền thống hiệu quả thấp.

Báo Hòa Bình
Đăng ngày 25/03/2013
Lạc Bình
Nuôi trồng

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 09:37 11/12/2024

Như thế nào là tôm giống giá rẻ?

"Tôm giống giá rẻ" là cụm từ dùng để chỉ các loại tôm giống được cung cấp với mức giá thấp hơn so với giá trung bình trên thị trường.

Tôm giống
• 10:05 10/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 17:17 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 17:17 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 17:17 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 17:17 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:17 12/12/2024
Some text some message..