Hóa chất trị rận biển và tác hại với các sinh vật khác

Để xử lý cá bị rận biển, người nuôi thường sử dụng các loại hóa chất. Tuy nhiên, các loại hóa chất này lại gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Các loại hóa chất trị rận biển có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật khác
Các loại hóa chất trị rận biển có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật khác

Rận biển là một nhóm các giáp xác chân chèo sống kí sinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của vật chủ, đặc biệt là các loài thủy sản nuôi như cá hồi.

Emamectin benozoate (EMB) là một loại thuốc trừ sâu hữu hiệu, thường được sử dụng để trị nhiễm rận biển trong nuôi cá. Mặc dù là hóa chất có ích khi đảm bảo sức khỏe cho cá và duy trì được sản lượng cá hồi có lãi, nhưng EMB không phải không có những mặc trái của nó. Đã có những tranh cãi trong việc sử dụng EMB do các tác động bất lợi được đã báo cáo đối với các loài khác (không phải là đối tượng trị bệnh), được coi là quan trọng để duy trì một môi trường lành mạnh.

EMB được sử dụng nhiều

Mặc dù từ năm 2012 - 2013 việc sử dụng emamectin đã giảm, nhưng đến năm 2014 thì tăng trở lại ở một số quốc gia như Na Uy do rận biển đang dần kháng lại các biện pháp xử lý thay thế. EMB là chất gây độc thần kinh mạnh đối với côn trùng và các giáp xác chân chèo như rận biển, và cuối cùng có thể dẫn đến chết do bị tê liệt. Thuốc trừ sâu có hiệu nghiệm này cũng gây độc cao cho các loài giáp xác như tôm hùm Mỹ, và do đó làm dấy lên mối quan tâm về những ảnh hưởng bất lợi đến các loài không phải là đối tượng trị bệnh nhưng lại có giá trị về kinh tế.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu nước Na Uy (the Norwegian Institute for Water Research - NIVA) đã tiến hành một loạt các nghiên cứu để xác định đặc tính gây độc của EMB ở loài giáp xác không phải là đối tượng xử lý bệnh. Nghiên cứu đã được công bố gần đây ở Tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường.

You Song, một nghiên cứu sau tiến sĩ tại NIVA, giải thích: “Giáp xác nước ngọt và loài thử nghiệm độc tính theo chuẩn OECD, Daphnia magna, đã được sử dụng như là một mô hình tham khảo”.

Song cho biết thêm: “Bằng cách kết hợp giữa thử nghiệm độc tính cấp tính đã được tiêu chuẩn hóa với các kỹ thuật phân tử và tế bào cải tiến, người ta đã chứng minh EMB vừa ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh ở D. magna, vừa can thiệp vào sự lột xác bình thường do làm rối loạn các tín hiệu của tuyến nội tiết”.

Những cơ chế tiềm năng này có thể là động lực chính gây ra tỷ lệ tử chết cao của các động vật được quan sát trong nghiên cứu này.

Có nên hạn chế sử dụng EMB?

Nghiên cứu kết luận rằng điều trị rận biển bằng EMB có thể gây nguy hiểm đối với các loài giáp xác không phải là mục tiêu trị bệnh trong các vùng nước gần các trang trại nuôi cá.

Nhà nghiên cứu cao cấp và quản lý dự án, Knut Erik Tollefsen, của NIVA cho biết: “Việc đánh giá để mở rộng quy mô vấn đề và xác định liệu cần có những hạn chế sử dụng đặc biệt hay không cần phải được xem xét để đảm bảo sử dụng bền vững các loại thuốc thú y trong nuôi trồng thuỷ sản”.

Đăng ngày 15/05/2017
CTV ĐÀO MINH Lược dịch
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 21:55 25/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 21:55 25/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 21:55 25/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 21:55 25/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 21:55 25/01/2025
Some text some message..