Hóa thạch 250 triệu năm tuổi của tổ tiên cá sấu

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch 250 triệu năm của một loài thằn lằn ăn thịt cổ đại có hình dáng giống cá sấu, sống sót sau sự kiện đại tuyệt chủng xóa sổ 90% sinh vật trên Trái Đất.

thằn lằn cổ xưa
Ảnh minh họa về loài thằn lằn cổ xưa sinh sống cách đây 250 triệu năm. Ảnh: Abigail Beall.

Science Daily hôm 11/3 đưa tin, một nhóm các nhà khoa học Brazil và Anh phát hiện hóa thạch của loài bò sát mới Teyujagua paradoxa có niên đại cách đây 250 triệu năm tại bang Rio Grande do Sul phía nam Brazil. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, giúp làm sáng tỏ quá trình loài này tiến hóa thành khủng long, thằn lằn bay, cá sấu và chim.

Tên gọi Teyujagua xuất phát từ ngôn ngữ của người dân tộc Guarani, nghĩa là "thằn lằn hung dữ", gợi liên tưởng đến quái vật thằn lằn đầu chó Teyú Yaguá trong truyền thuyết. Teyujagua có nhiều đặc điểm trung gian giữa loài bò sát cổ xưa và nhóm động vật quan trọng "archosauriformes". Archosauriformes gồm tất cả những con khủng long và thằn lằn bay đã tuyệt chủng, cùng với chim và cá sấu ngày nay.

Việc phát hiện loài bò sát Teyujagua rất quan trọng vì chúng sống ngay sau sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Permi - Trias cách đây 252 triệu năm. Lần đại tuyệt chủng này xóa sổ 90% các loài sinh sống tại thời điểm đó. Nguyên nhân là do những đợt phun trào núi lửa khổng lồ và dữ dội ở phía đông nước Nga ngày nay.

Loài Teyujagua cung cấp những hiểu biết mới về hệ sinh thái hồi phục và phát triển sau sự kiện tuyệt chủng. Các hệ sinh thái trên cạn khi đó có ít sinh vật, tạo cơ hội cho một số loài phát triển về số lượng và tính đa dạng. Archosauriforms và một số họ hàng gần như Teyujagua trở thành động vật chiếm ưu thế trong hệ sinh thái, cuối cùng tiến hóa thành khủng long.

Teyujagua là động vật ăn thịt có 4 chân, dài 1,5 mét. Hàm răng của chúng giống như lưỡi cưa và khá khỏe. Hai lỗ mũi nằm ở phần trên mõm, đặc điểm thường thấy ở động vật sống dưới nước hoặc lưỡng cư như cá sấu ngày nay. Tujague có thể sống trên bờ hồ hoặc sông. Chúng săn bắt động vật lưỡng cư và procolophonid, loài bò sát đã tuyệt chủng thân nhỏ như thằn lằn.

"Teyujagua là khám phá rất quan trọng, vì nó giúp chúng ta hiểu nguồn gốc của nhóm động vật có xương sống archosauriforms. Teyujagua lấp đầy khoảng trống về mặt tiến hóa giữa archosauriformes và loài bò sát nguyên thủy", Richard Butler, tiến sĩ tại Đại học Birmingham, Anh, cho biết.

Vnexpress, 13/03/2016
Đăng ngày 13/03/2016
Lê Hùng
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 05:33 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:33 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 05:33 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 05:33 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 05:33 21/12/2024
Some text some message..