Trước đây, đa số người dân của huyện Hoằng Hóa nuôi tôm theo hình thức quảng canh, xen canh, lợi nhuận chỉ đạt khoảng 50-70 triệu đồng/ 1 ha. Để nâng cao giá trị nuôi trồng thủy sản, nhiều người dân trong huyễn đã mạnh dạn áp dụng nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng khoa học công nghệ cao, hướng tới phát triển bền vững hơn. Hiện toàn huyện có trên 100 ha nuôi tôm công nghiệp và bước đầu phát triển một số mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
Trên diện tích 2,4 ha, ao nuôi chỉ chiếm 0,5 ha, còn lại là hệ thống ao xử lý nước đạt chuẩn. Hiện lứa tôm công nghệ cao đầu tiên đang phát triển tốt. Với công nghệ này thời gian nuôi có thể rút ngắn so với nuôi công nghiệp thông thường từ 20-30 ngày/lứa. Mỗi ao có diện tích 300m2 có thể đạt sản lượng tới 5 tấn tôm/lứa.
Theo hoạch toán, mức đầu tư nuôi công nghiệp khoảng 1,5 tỷ đồng/ 1 ha, sau 2,5 đến 3 tháng được 1 lứa, năng suất đạt khoảng 30-40 tấn/1 ha. Nếu ứng dụng công nghệ cao, mức đầu tư khoảng 5 tỷ đồng/1ha, thời gian nuôi 50-60 ngày/1 lứa, năng suất đạt tới 100 tấn/ ha. Lợi nhuận của các mô hình này đều đạt trên 50% mức đầu tư.
Khu vực nuôi tôm công nghệ cao của anh Cao Văn Long và Trương Văn Toàn ở xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ là giải pháp để phát triển an toàn và bền vững, hạn chế tối đa những rủi do về dịch bệnh do ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, hạ tầng các vùng nuôi tôm ở Hoằng Hóa cần được đầu tư đồng bộ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có tiềm lực đầu tư nuôi trồng, gắn với liên kết đầu ra để có thị trường tiêu thụ ổn định.