Hội Nghề cá Việt Nam phản đối hành vi bạo lực của Trung Quốc trên biển

Theo Hội Nghề cá Quảng Ngãi, trong các tháng gầy đây, Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm chủ quyền, các quyền biển đảo của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.

Biển Đông
Trung Quốc đã nhiều lần đưa tàu trái phép vào vùng biển Việt Nam. Ảnh: canhsatbien.vn

Ngày 7/9/2023, Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương về việc phản đối Trung Quốc và tăng cường hỗ trợ ngư dân khi đi đánh cá trên biển.

Theo thông tin báo cáo của Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, trong mấy tháng gần đây lực lượng chức năng của Trung Quốc liên tục nhiều lần xua đuổi, ngăn cản, cướp phá tài sản, trang thiết bị, ngư cụ và sản phẩm hải sản đánh bắt của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khi đang đánh bắt trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và đe dọa tính mạng của ngư dân ta.

Cụ thể, ngày 26/5/2023, khi tàu cá QNg 96068 TS đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 4104 (hải cảnh) và 310 (quân sự) sử dụng 2 ca nô áp sát, và chở theo 10 người mặc đồ xanh mang vũ khí lên tàu, đánh đập 02 thành viên, lấy đi 02 thúng composite, 05 cuộn dây hơi, 06 dây chì, 06 kính lặn, 01 mô tơ điện, 06 vợt xúc cá, 01 la bàn và 04 tấn cá.

Gần đây nhất, ngày 28/8/2023, tàu cá QNg 90495 TS di chuyển từ đảo Phú Lâm về bãi Xà Cừ thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 4201 truy đuổi và sử dụng vòi rồng phun nước vào tàu với áp lực lớn. Hậu quả là làm cháy hỏng các thiết bị điện tử trên tàu, làm 01 ngư dân bị gãy tay phải, 01 ngư dân bị thương vào đầu.

Tàu Trung QuốcLên án các hành động hành hung Trung Quốc tại Biển Đông. Ảnh: Vietnam Plus 

Nhận định đây là những sự việc gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất trên biển, thiệt hại về cả tài sản, đe dọa tính mạng người dân và gây hoang mang cho ngư dân Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối với những hành vi ngang ngược, phi nhân tính của lực lượng chức năng phía Trung Quốc đã cản trở hoạt động đánh bắt cá, cướp phá tài sản, trang thiết bị và sản phẩm cá đánh bắt, gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Vì thế, Hội Nghề cá Việt Nam kính đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam phản đối mạnh mẽ các hành vi xâm phạm đến hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân ta trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái trên và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam để mọi người yên tâm bám biển sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; góp phần phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia và giữ vững an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đăng ngày 07/09/2023
Trà Mi @tra-mi
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 22:20 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 22:20 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 22:20 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 22:20 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 22:20 24/11/2024
Some text some message..