Hội thảo thông qua giải pháp tổng thể phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững như: cần lực chọn, lập quy hoạch và xây dựng những vùng, khu nuôi thâm canh lâu dài có cấu trúc đáp ứng yêu cầu nuôi bền vững; điều tra khảo sát ý kiến cộng đồng vùng nuôi tôm thâm canh ven biển nhằm xác định cụ thể khó khăn về nguồn nước, giao thông, điện…; cần tách bạch vùng nuôi mặn, lợ với vùng sản xuất nông nghiệp; xây dựng một số mô hình mẫu (cấu trúc ô ruộng, công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải…) nuôi thâm canh có sự hỗ trợ của Nhà nước; vấn đề cấp ngọt cho vùng ven biển, vừa phục vụ đời sống, phát triển kinh tế và phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đồng thời khuyến cáo một số nội dung về nuôi tôm thâm canh ven biển Trà Vinh: sử dụng phế phẩm sinh học trong điều kiện thật cần thiết và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên khuyến ngư; ứng dụng công nghệ nuôi tôm trên bạt của miền Trung, nuôi trên diện tích nhỏ nhưng tăng mật độ thả, áp dụng chế độ hút chất thải ra ngoài hàng ngày như là một chế độ thay nước cho ao nuôi, năng suất đạt 20 tấn/ha; trao đổi kinh nghiệm về phương pháp chế tạo thức ăn tươi cho tôm, tiến tới giảm thức ăn công nghiệp xuống mức dưới 50% nhằm tăng cường các loại vitamin cho tôm đồng thời giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho con tôm...