Bạc Liêu: Hơn 7 tỷ đồng để nông dân nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao
Đến nay, toàn tỉnh có 36 hộ tham gia thực hiện mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao theo quy trình của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam với tổng diện tích hơn 138ha (gồm 89 ao nuôi).
Trong đó, có 11 hộ được tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng với số tiền trên 7 tỷ đồng. Các hộ còn lại đang chờ các ngân hàng xem xét hạn mức vay so với tài sản thế chấp.
Việc kết nối đầu tư vốn giữa ngân hàng và nông dân nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao sẽ góp phần thúc đẩy và nhân rộng mô hình, đưa Bạc Liêu trở thành thủ phủ nuôi tôm công nghiệp của cả nước.
Xã Quảng Nham: Mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp
Năm 2017, một số hộ dân xã Quảng Nham (Quảng Xương) đã mạnh dạn góp vốn đầu tư thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp, với quy mô ban đầu 20 ha.
Tất cả diện tích đều được các hộ nuôi tiến hành lót bạt, lắp đặt hệ thống ống dẫn nước ngầm, quạt khí, bảo đảm các điều kiện để con nuôi phát triển. Ngoài ra, con giống đưa vào thả nuôi được các hộ dân nhập về từ những cơ sở sản xuất, di ương giống uy tín. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện sản xuất, nên diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp trên địa bàn xã đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Bình quân 1 ha đạt năng suất từ 10 đến 12 tấn/vụ, lãi từ 1 đến 1,2 tỷ đồng/ha/vụ.
Từ hiệu quả kinh tế mang lại, vụ xuân hè 2019, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp của xã sẽ được mở rộng lên khoảng 30 ha.
Sản xuất cá tra giống theo VietGAP tại Tiền Giang
Trạm Khuyến nông huyện Cái Bè, Tiền Giang đã tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2015 mô hình được thực hiện trên 8.000 m2 với 4 hộ tham gia ở 3 xã là Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc (Cai Lậy), Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè). Nông dân tham gia được hỗ trợ con giống của Trung tâm Giống Nông nghiệp Tiền Giang, một phần vật tư chính (men vi sinh) và được hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi.
Các hộ tham gia đều mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và ghi chép sổ nhật ký sản xuất. Qua thời gian thực hiện, kết quả cho thấy mô hình đạt yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu đặt ra. Tuy hiệu quả kinh tế chưa cao, do giá bán thấp, người nuôi chưa có lãi, nhưng mô hình đã giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới (sử dụng men vi sinh trong suốt vụ nuôi nhằm ổn định môi trường nước), đồng thời từng bước góp phần thực hiện các tiêu chí của VietGAP là an toàn thực phẩm, dịch bệnh, môi trường.
Trong những năm qua, nhiều mô hình VietGAP đã đạt những thành công bước đầu, nhưng để nhân rộng cần phải có sự quyết liệt của nhiều bộ, ngành nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ cá tra VietGAP. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nuôi cá tra VietGAP và các nhà máy chế biến xuất khẩu liên kết với nhau theo quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thì các mô hình nuôi cá tra VietGAP mới