Hợp tác song phương giữa Tổng cục Thủy sản và Cục quản lý Khí tượng và Hải dương Hoa Kỳ (NOAA)

Ngày 19/4/2016, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai đã có buổi làm việc với đoàn công tác đến từ Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) do Phó trợ lý Bộ trưởng Thương mại Hoa kỳ làm trưởng đoàn, về những vấn đề hợp tác song phương giữa Tổng cục Thủy sản và đơn vị này. Đại diện các đơn vị Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã tham dự Cuộc họp.

hợp tác song phương

Cuộc họp đã tập trung vào một số nội dung chính: Giới thiệu Tổ công tác của Tổng thống Hoa Kỳ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp và gian lận thủy sản, gồm cả quy định mới về truy xuất nguồn gốc. Quy định của Luật Bảo vệ thú biển yêu cầu các nước xuất khẩu các sản phẩm thủy sản phải đáp ứng một số quy định nhằm giảm thiểu nguy cơ làm tổn thương đến các loài thú biển; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nội dung về đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản, một số vấn đề khác như xây dựng năng lực quy hoạch không gian ven bờ, quản lý nghề lưới kéo, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và quốc tế..

Theo đại diện đoàn công tác Hoa Kỳ, Tổ công tác của Tổng thống Obama được lập ra để xử lý các việc liên quan đến vấn đề khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và chương trình truy xuất nguồn gốc thủy sản. Việc thành lập Tổ công tác được tiến hành song song với chương trình, kế hoạch hành động cũng như lịch trình hành động, đã được thông báo đến các quốc gia có sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ. Trước thông báo đó, Bộ Công thương Việt Nam đã nêu ra một số vấn đề băn khoăn, lo ngại, thể hiện sự khác biệt về nhận thức chung trong các vấn đề mà Tổ công tác đưa ra. Do đó, đòi hỏi cần có sự hợp tác để thống nhất về nhận thức chung. Việc trao đổi, tăng cường đối thoại về những vấn đề mà phía Mỹ và Việt Nam quan tâm được đặt ra, như: Hợp tác TPP, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ động vật có vú… Theo đánh giá của phía đoàn công tác Hoa Kỳ, Cuộc họp lần này là cơ hội tốt để hiểu thêm bối cảnh, chính sách, hiện trạng thủy sản Việt Nam, đề tìm cách hỗ trợ lẫn nhau. Phía Mỹ cũng đề nghị Việt Nam cung cấp thêm các thông tin về cải cách luật và những vấn đề liên quan đến Luật Thủy sản.

Phát biểu tại Cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Oai đánh giá cao mục đích của buổi đàm phán, đồng thời nhấn mạnh những mong muốn của đoàn công tác sẽ được Tổng cục Thủy sản sẵn sàng chia sẻ, nhằm đáp ứng được mong muốn của các bên, với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu thủy sản, phát triển thủy sản bền vững. Phó Tổng cục trưởng cũng cho biết, những vấn đề liên quan đến khung thể chế pháp lý TPP đã được phía Việt Nam rà soát, phân tích kỹ càng, đồng thời ông cũng nêu ra khó khăn của Việt Nam trong quá trình triển khai TPP, trong đó có khó khăn trong xác định điểm tham chiếu để xác định hạn ngạch khai thác. Phía Việt Nam mong muốn được Mỹ hỗ trợ về kỹ thuật trong quá trình triển khai TPP.

Một trong những nội dung được thảo luận chính tại Cuộc họp là những vấn đề liên quan đến truy xuất nguồn gốc thủy sản. Đoàn công tác Hoa Kỳ cho rằng, việc truy xuất nguồn gốc thủy sản xuất phát từ quyền lợi của người tiêu dùng được biết họ sử dụng sản phẩm gì, có nguồn gốc từ đâu. Do đó Tổng thống Hoa Kỳ đã giao cho Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Hoa Kỳ cùng hợp tác, lập ra đội đặc nhiệm để chuyên trách. Đội đặc nhiệm đã đưa ra danh sách gồm 15 khuyến nghị, được chia ra thành 4 nhóm chính: 1) Những vấn đề quốc tế và hợp tác quốc tế; 2) Thực thi pháp luật; 3) Tăng cường hoạt động đối tác và hợp tác với các tổ chức có liên quan; 4) Những hoạt động truy xuất nguồn gốc.

Đội đặc nhiệm đã đưa ra chương trình hành động bao gồm danh mục hoạt động, lịch trình thời gian hoạt động. Một trong những hoạt động chính là truy xuất nguồn gốc thủy sản, để biết sản phẩm đó có từ đâu, đây là điều kiện bắt buộc đối với các sản phẩm thủy sản được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Ngoài việc đáp ứng quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ, việc truy xuất nguồn gốc thủy sản còn góp phần tránh gia lận thương mại thủy sản có thể xảy ra. Quy định này sẽ áp dụng cho tất cả các loài thủy sản nhập khẩu vào Mỹ nhưng giai đoạn đầu chỉ tập trung vào các loài hải sản có nguy cơ đánh bắt bất hợp pháp và gian lận thương mại, bao gồm: bào ngư, cá tuyết Atlantic, ghẹ xanh, cá mú, cua hoàng đế đỏ, cá tuyết thái bình dương, cá hồng đỏ, hải sâm, tất cả các loài cá mập, tôm, cá kiếm, cá ngừ.

Theo đó, với mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Mỹ, nhà nhập khẩu cần phải cung cấp thông tin, bao gồm cả những thông tin bắt buộc phải cung cấp ngay lập tức và những thông tin có thể bổ sung sau như: tên và quốc kỳ của tàu đánh bắt, giấy chứng nhận được phép đánh bắt, số tàu cụ thể, loại lưới đánh bắt, tên khoa học và thương mại của sản phẩm đánh bắt, số lượng, trọng lượng sản phẩm đánh bắt, ngày đánh bắt, vị trí đánh bắt bắt, điểm cập bờ đầu tiên sau đánh bắt, tên tổ chức đầu tiên thu mua khi cập bờ… Ngoài ra, nhà nhập khẩu cần có hồ sơ lưu trữ liên quan đến chuỗi đánh bắt (từ đánh bắt đến chế biến, đến sản phẩm có mặt tại Mỹ). Tuy nhiên, sẽ có sự linh hoạt hết sức có thể trong việc cung cấp thông tin và việc cung cấp nguồn gốc không cần phải theo mẫu thống nhất.

Theo đoàn công tác Hoa Kỳ, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản không nhằm mục tiêu bổ sung thêm khó khăn cho nhập khẩu thủy sản nước này, mà chỉ là bổ sung thêm những quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ. Dự kiến, quy định về truy xuất nguồn gốc sẽ được áp dụng vào cuối hè, đầu thu năm 2016. Phía Mỹ hoan nghênh các đề xuất cần thiết tham gia vào quá trình hoàn thiện dự thảo này. Sẽ có 3-12 tháng cho các bên chuẩn bị.

Sau khi nghe đại diện Đoàn công tác Hoa Kỳ trình bày các nội dung, phía Việt Nam đã đưa ra những ý kiến phản ánh, thảo luận, trao đổi. Đại diện Hội nghề cá Việt Nam cho rằng, việc truy xuất nguồn gốc được áp dụng cho cả sản phẩm khai thác và nuôi trồng là không hợp lý. Theo Codex, truy xuất nguồn gốc chỉ là truy xuất bước trước và bước sau chứ không phải toàn bộ quá trình như yêu cầu của Mỹ, như vậy có phù hợp với quy định của Thương mại Thế giới hay không. Đồng thời, những quy định của truy xuất nguồn gốc này trùng với các quy định của Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ đã áp dụng cho cá da trơn (trong nuôi trồng) và các loại thủy hải sản đánh bắt khác. Các đại diện khác của phía Việt Nam cũng đồng ý với quan điểm của đại diện Hội nghề cá.

Trước những vấn đề đại diện Việt Nam đưa ra, phía Hoa Kỳ khẳng định, mặc dù thời gian tiếp nhận ý kiến đóng góp cho dự thảo đã kết thúc 1 tuần trước, tuy nhiên phía Mỹ vẫn hoan nghênh các đóng góp và tiếp tục hoàn chỉnh bản dự thảo.

Ngoài ra, các nội dung về quy hoạch không gian biển, phương pháp điều tra nguồn lợi biển cũng được trao đổi tại Cuộc họp. Theo đó, phía Mỹ sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật bằng cách cử chuyên gia sang giúp Việt Nam trong thời gian tới.

Cuộc họp được đánh giá là cơ hội tốt để hai bên trao đổi thông tin giúp thương mại thủy sản được thông suốt, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam- Hoa Kỳ tốt đẹp hơn.

Fistenet, 20/04/2016
Đăng ngày 20/04/2016
Thu Hiền
Nuôi trồng

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 08:49 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 08:49 24/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 08:49 24/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 08:49 24/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 08:49 24/01/2025
Some text some message..