Hợp tác xã đi đầu trong chăn nuôi thủy sản VietGap

Phong trào nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, nuôi cá lồng trên sông đang phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để nghề nuôi cá trở thành hướng làm giàu bền vững, an toàn, việc thực hành nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGap là giải pháp tất yếu.

Hợp tác xã đi đầu trong chăn nuôi thủy sản VietGap
HTX chăn nuôi thủy sản Trường Mạnh là một trong những cơ sở thủy sản đầu tiên được cấp giấy chứng nhận VietGap.

Bắt tay vào nghề nuôi cá lồng từ năm 2014 với 43 lồng, mô hình của Nguyễn Xuân Đang, thôn Thụy Mão, Mão Điền (Thuận Thành) khi ấy trở thành điểm sáng được nhiều người dân học tập. Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, cá ít bị dịch bệnh, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đầu năm 2017, anh cùng một số người nuôi có kinh nghiệm thành lập HTX chăn nuôi thủy sản Trường Mạnh với 10 hộ thành viên để khởi động thực hiện chứng nhận VietGap. Hiện, HTX có 85 lồng nuôi chủ yếu là các loại cá đặc sản như cá lăng chấm, cá chép giòn, cá điêu hồng… với sản lượng đạt 500-600 tấn/năm.

Anh Đang chia sẻ: “Nuôi cá lồng có hiệu quả kinh tế cao, nhưng đòi hỏi đầu tư lớn. Vì vậy, có những mùa vụ bị thương lái ép giá, nông dân chúng tôi cũng lao đao. Để cá lồng khẳng định chỗ đứng, ổn định hiệu quả, chúng tôi có định hướng đưa sản phẩm vào các nhà hàng, siêu thị theo hợp đồng bằng việc quyết tâm xây dựng chứng nhận VietGap”.

Thuận lợi đầu tiên của HTX là chất lượng nguồn nước sông Đuống đoạn qua xã Mão Điền khá sạch, lưu lượng dòng chảy ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu về môi trường nuôi của VietGap. Ngoài ra, các hộ thành viên HTX đều có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá giống nên nắm chắc kỹ thuật, chủ động về con giống, chọn lựa giống tốt. Đồng thời nhờ liên kết thành HTX đứng ra làm đầu mối mua trực tiếp thức ăn chăn nuôi, các hộ tiết kiệm được nhiều chi phí. Về quy trình, trước khi đề nghị chứng nhận VietGap, các thành viên cũng thực hiện nuôi trồng khá bài bản. Mỗi lồng được HTX cắm biển, ghi chép cẩn thận về ngày xuống giống, chủng loại giống, loại cám cho ăn… Ngoài ra, HTX có sổ theo dõi các lồng nuôi về lượng thức ăn, thuốc phòng… nên nhìn chung, việc áp dụng VietGap không làm khó các thành viên. HTX cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn, được tư vấn, hỗ trợ thêm về kỹ thuật chăm sóc, thuốc phòng bệnh, cách giữ vệ sinh lồng cá, xử lý chất thải…

Kết quả, liên kết nuôi cá VietGAP tại HTX Trường Mạnh tạo được sản lượng cá lớn, chất lượng tốt. Nhờ vậy, đến tháng 12-2017, HTX được Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Dịch vụ thủy sản Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGap và là một trong số những cơ sở thủy sản đầu tiên của tỉnh có chứng nhận này. Ngay sau đó, Chi cục Thủy sản tỉnh cũng hướng dẫn HTX thực hiện các thủ tục để được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của HTX là vốn quay vòng rất lớn mà năng lực các thành viên có hạn. Riêng chi phí thức ăn mỗi tháng lên đến hàng tỷ đồng, vì vậy, HTX rất mong muốn tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để duy trì và mở rộng quy mô nuôi trồng. Ngoài ra, với mục tiêu là tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định, ký được hợp đồng với các đầu mối bao tiêu cá, HTX cũng cần được sự trợ lực, kết nối của các cơ quan nhà nước.

Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 1600 lồng nuôi cá và số lượng này liên tục tăng nhanh. Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bắc Ninh, so với nuôi trong ao, nuôi cá lồng trên sông có nhiều thuận lợi áp dụng VietGap do nguồn nước sạch. Chi cục Thủy sản tỉnh đang tích cực hướng dẫn các hộ nuôi áp dụng theo các tiêu chuẩn của VietGap, hỗ trợ các hộ đã có chứng nhận được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh. Qua đó, giúp các hộ nâng cao nhận thức và tích cực áp dụng việc nuôi trồng an toàn và bền vững.

Thực tế, nuôi cá VietGap không khó, điều cần thiết các hộ nuôi lưu ý là phải có nhật ghi chép tỉ mỉ đầy đủ quá trình chăn nuôi để dễ dàng truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, hạn chế lượng thức ăn dư thừa, chất thải làm ô nhiễm môi trường nước, tăng nguy cơ dịch bệnh, không sử dụng chất kháng sinh và chế phẩm vi sinh phòng trị bệnh cho cá ngoài danh mục được Bộ NN-PTNT cho phép.
Báo Bắc Ninh
Đăng ngày 08/03/2018
Huyền Thương
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 12:31 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:31 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 12:31 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:31 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:31 05/11/2024
Some text some message..