HTX nuôi trồng và chế biến thủy sản Liên Phong - hợp tác để phát triển bền vững

Hợp tác xã nuôi trồng và chế biến thủy sản Liên Phong (HTX Liên Phong), xã Giao Phong (Giao Thủy, Nam Định) là một trong những HTX có tốc độ phát triển nhanh về quy mô và mang lại giá trị kinh tế cao. Trung bình mỗi năm, HTX tiêu thụ ra thị trường hàng chục tấn thủy sản như tôm, ngao, ốc, cá nước lợ các loại... và đang hướng đến khu nuôi trồng tập trung, chuyên cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng.

kiem tra chat luong tom su
Kiểm tra chất lượng tôm sú của các thành viên HTX nuôi trồng và chế biến thủy sản Liên Phong.

Khai thác tối đa tiềm năng sẵn có ở địa phương, từ hơn 20 thành viên ban đầu với diện tích nuôi trồng hơn 30ha, đến nay, HTX đã có hơn 100 thành viên, tổng diện tích nuôi thủy sản trên 106ha. Những thành công của HTX đã mở ra hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa ở địa phương, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên. Thực tế cho thấy, cái lợi nhất của việc thành lập các HTX nuôi trồng và chế biến thủy sản là tạo ra sự liên kết giữa các hộ dân với nhau. Thay vì chăn nuôi manh mún nhỏ lẻ thì sự liên kết đã tạo ra một đầu mối chung mà qua đó, các HTX hay tổ hợp tác sẽ nâng cao được tiềm lực kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, dễ dàng hơn trong triển khai chính sách hỗ trợ, tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Là địa phương phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhiều hộ nuôi thủy sản trong xã Giao Phong cũng đã tự liên kết với nhau để thành lập HTX. Việc làm này cơ bản đã giải quyết được một số khó khăn trong khâu nhập giống, nhập thức ăn cho các loại thủy sản, kỹ thuật chăm sóc và đầu ra của sản phẩm. Ông Đinh Thanh Khiết, Chủ tịch HĐQT HTX Liên Phong cho biết, việc thành lập HTX đã giúp các hộ dân nuôi tôm, ngao, vạng, cá vược và các loài thủy sản nước mặn, nước lợ có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau tính toán chọn lựa nuôi loại tôm, ngao, cá, ốc nào cho phù hợp với điều kiện chăm sóc, điều kiện môi trường sống. Cùng với đó, công tác phòng, chữa bệnh cho các loài thủy hải sản cũng sẽ được triển khai đồng loạt, quy mô, mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn; việc đánh giá nhu cầu của thị trường cũng sát thực tế hơn, đảm bảo đầu ra ổn định để người dân yên tâm phát triển, mở rộng quy mô nuôi trồng. HTX đã thống nhất liên kết giữa các thành viên trong ký kết hợp đồng từ dịch vụ đầu vào lấy giống tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng; hợp đồng với các Cty thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chống dịch bệnh… cung ứng cho các thành viên sử dụng nhằm giảm giá thành sản xuất; áp dụng đúng quy trình nuôi trồng đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và tìm kiếm các thị trường đầu mối để liên kết tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, HTX có gần 40 thành viên nuôi các loại tôm, cá, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại thủy đặc sản với sản lượng hằng năm ước đạt hàng trăm tấn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các thành viên. Các hộ thành viên sau khi tham gia HTX đã nhận thức được lợi ích của việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm tối đa khâu trung gian, đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm. Điển hình trong HTX có nhiều hộ tiêu biểu đạt sản lượng 14-15 tấn/ha như hộ ông Cao Văn Ba, ông Nguyễn Văn Đan, ông Trần Văn Thủy. Kết quả của mô hình làm tiền đề tốt cho mục tiêu nuôi trồng thuỷ sản sạch, tạo ra khối lượng hàng hoá an toàn, thân thiện môi trường. Tại đầm nuôi của gia đình ông Trần Thành Công, đội 1, xã Giao Phong đã áp dụng kỹ thuật nuôi tôm tầng mặt cho thu nhập gần 600 triệu đồng/ha, cao hơn 400 triệu đồng so với cách nuôi thông thường. Tại đầm nuôi của gia đình các ông: Trần Văn Tẩy, Cao Văn Tranh, Cao Văn Đề, Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Văn Đan… và nhiều hộ khác đều cho kết quả cao khi áp dụng quy trình mới theo tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản sạch.

Thực tế trên cho thấy, việc liên kết sản xuất trong các HTX, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản đã tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các hộ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính bền vững và năng lực cạnh tranh để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Các thành viên HTX đều hướng tới sản phẩm đầu ra của HTX phải đảm bảo được tiêu chuẩn thủy hải sản sạch, trong đó, HĐQT HTX đang tập trung kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập giống đến các quy trình chăm sóc, nuôi trồng con giống thủy hải sản sạch mầm bệnh. Bên cạnh đó, các thành viên còn được hướng dẫn kiểm tra thường xuyên việc ghi chép nhật ký sản xuất, các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, nhận định tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng chống. Qua đó, giúp con giống phát triển khoẻ mạnh, sản phẩm bán ra thị trường được các thương lái chọn và đánh giá cao.

Để phát huy hiệu quả, thời gian tới, HTX Liên Phong sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn cho các thành viên, chuyển giao công nghệ, các mô hình trình diễn, xây dựng HTX trên cơ sở liên kết giữa các thành viên với đơn vị thu mua và phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, muốn hướng đến vùng nuôi trồng sản phẩm sạch, thiết nghĩ HTX cần sớm đăng ký thương hiệu, nhãn mác, bao bì các sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, hướng ra nhiều thị trường lớn. Hiện, HTX đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để chuyển đổi mô hình HTX sang loại hình kinh doanh mới, tuân thủ Luật HTX năm 2012, đáp ứng yêu cầu của các thành viên./.

Báo Nam Định, 10/10/2016
Đăng ngày 11/10/2016
Thanh Tuấn
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 22:23 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 22:23 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 22:23 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 22:23 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:23 25/12/2024
Some text some message..