Huế: Tích cực chống nóng hạn chế nguy cơ dịch bệnh

Đến giữa tháng 5/2018, tỉnh Thừa Thiên - Huế thả nuôi được 7.300 ha thủy sản; trong đó, nuôi xen ghép các đối tượng trên vùng đầm phá hơn 4.200 ha (tôm sú là đối tượng chính), thủy sản nước ngọt 2.000 ha, còn lại là nuôi tôm chân trắng trên cát.

Huế: Tích cực chống nóng hạn chế nguy cơ dịch bệnh
Nắng nóng ảnh hưởng không nhỏ đến các diện tích nuôi thủy sản ở Thừa Thiên - Huế.

Tuy nhiên, thời điểm này, Thừa Thiên - Huế đang nắng nóng gay gắt, một số loài nuôi chậm phát triển, ít diện tích khác tôm nuôi bị chết. Trong vòng 10 ngày nay, Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cử cán bộ thường xuyên bám cơ sở, các vùng nuôi; nhất là khoảng 400ha ao hồ tôm nuôi trên cát để theo dõi các vấn đề liên quan, đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ an toàn cho thủy sản nuôi, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.

Theo đó, quá trình nuôi, người dân cần sử dụng các chế phẩm sinh học Bokashi - trầu; hoặc sử dụng lá trầu, chiết xuất từ tỏi trộn với thức ăn nhằm tăng đề kháng, hạn chế nguy cơ dịch bệnh. Người nuôi tôm, cá thường xuyên vận hành máy sục khí trong các ao nuôi, đảm bảo cho tôm sinh trưởng và phát triển. Riêng chế phẩm sinh học Bokashi - trầu có khả năng ức chế và tiêu diệt 2 loài vi khuẩn Vibrio ParahaemoliticusAeromonas hydrophyla (gây bệnh phổ biến trên thủy sản nước ngọt và nước lợ). 

Một số hộ nuôi tôm ở xã Quảng An, Quảng Công (huyện Quảng Điền); xã Điền Hòa (Phong Điền) cũng cho biết, từ khi sử dụng Bokashi - trầu để phòng và trị bệnh cho tôm, sau mỗi vụ nuôi nguồn nước vẫn đảm bảo, không cần phải dùng hóa chất để khử trùng, sản lượng tôm thu hoạch đều tăng. 


Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con tăng cường kiểm tra môi trường nước để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với 1ha diện tích nuôi, với quy mô bán thâm canh (mật độ 10 -15 con/m2), chỉ cần 15 - 20 lít Bokashi - trầu có thể phòng và trị bệnh tốt cho cả vụ nuôi. Bokashi - trầu ở dạng dung dịch dễ sử dụng, giá chỉ bằng 1/2 giá thành các sản phẩm có cùng tác dụng trên thị trường hiện nay. Đây còn là chế phẩm có thể thay thế nhiều chất kháng sinh khác để phòng ngừa, cũng như điều trị bệnh cho các loài tôm nuôi hiện nay, vừa thân thiện với môi trường. 

Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân phải sử dụng các chế phẩm sinh học để phân hủy bùn đáy ao nuôi, kết hợp bón thêm zeolite để hấp thu khí độc; thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. Những ngày nắng nóng, nếu có mưa giông phải tăng cường kiểm tra môi trường nước và có biện pháp xử lý, như tăng cường sục khí sau mưa, thay bớt nước mặt, trước và sau khi mưa; bón vôi để nâng cao và ổn định PH, độ kiềm cho ao nuôi. 

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, người dân cần tuân thủ, chấp hành các quy định, quy trình nuôi trồng thủy sản an toàn. Với các hộ đã thả nuôi tôm trong thời điểm này cần đảm bảo mực nước trong ao luôn đạt 1,2m.

Người dân thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường, nồng độ PH, nhiệt độ trong ao, các khí độc để có sự điều tiết, điều chỉnh phù hợp. Riêng đối với cá phải thường xuyên theo dõi, loại nào đạt trọng lượng, kích cỡ thì nên thu tỉa (thu hoạch bớt) vừa hạn chế thức ăn, vừa tránh thiệt hại do nắng nóng gây ra. 

Về mặt thời vụ, tỉnh yêu cầu các địa phương và người nuôi cần tính toán trong khoảng từ tháng 8-9 mới bắt đầu nuôi vụ mới nhằm tránh thiệt hại do nắng nóng. Với những diện tích đã thả nuôi trong vụ này, chính quyền địa phương đã cử cán bộ thường xuyên đến kiểm tra, hướng dẫn và vận động người dân tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng trong điều kiện có thể. Đối với các ao có độ sâu lớn cần tăng cường sục khí để tránh hiện tượng nước trong ao nuôi bị phân tầng, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại...

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 20/05/2018
Quốc Việt
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 18:16 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 18:16 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 18:16 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:16 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 18:16 22/12/2024
Some text some message..